Vai trò của BOT trong phát triển TTTT của Thái Lan thể hiện ở 03 nội dung chính:
(i) Xây dựng khung pháp lý cho hoạt động của TTTT và điều chỉnh hoạt động các thành viên tham gia, như:
– Quy định về điều kiện tham gia các giao dịch liên ngân hàng: các ngân hàng cần có sự hội nhập quốc tế về phạm vi hoạt động tài chính, tự do hóa lãi suất và các giao dịch ngoại hối, phát triển hệ thống thanh toán và hệ thống thanh tra tài chính, và áp dụng các quy định quốc tế trong hoạt động liên ngân hàng.
– Các hoạt động giao dịch giữa phải tuân theo các quy chế quốc tế về thực tiễn tốt nhất (Best Practice) mà BOT quy định trong Luật Ngân hàng, đặc biệt việc cho vay và đi vay phải áp dụng lãi suất cho vay liên ngân hàng bám sát với lãi suất chính sách mà BOT công bố.
– Quy định về biên độ lãi suất cho vay nhằm khống chế các giao dịch liên ngân hàng không vượt quá biên độ này và đảm bảo tính thanh khoản cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.
(ii) Là cơ quan đầu mối thực hiện việc theo dõi, giám sát và điều hành TTTT:
Hoạt động thanh toán trên thị trường liên ngân hàng được quản lý bởi Ủy ban các Hệ thống Thanh toán (PSC) của BOT.Ngoài ra, Để đảm bảo BIBOR phản ánh chính xác các điều kiện thị trường tài chính Thái Lan, BOT lập ra các tiêu chuẩn để lựa chọn Ban hội thẩm nhằm giám sát các giao dịch liên ngân hàng có kỳ hạn dài hơn.
BOT chịu trách nhiệm tính toán và công bố lãi suấtlãi suất giao dịch thực tế trên TTTT liên ngân hàngvà doanh số giao dịch thực tế dựa trên kết quả tổng hợp bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch diễn ra thực tế trên thị trường từ báo cáo của tất cả các NHTM, ngân hàng chuyên biệt và các công ty tài chính nếu có giao dịch.
Ngoài ra, BoT thực hiện các quyết định về lãi suất của mình thông qua 3 công cụ CSTT chính: Dự trữ bắt buộc,thị trưởng mở (OMOs) vàcông cụ thường trực. Trong đó OMOs là công cụ hữu hiệu nhất cho việc duy trì lãi suất chính sách và đảm bảo được tính thanh khoản hiệu quả cho hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu dự trữ và thanh toán của các ngân hàng. Các giao dịch qua thị trường này rất sôi động, diễn ra liên tục hàng ngày và khá đa dạng, phục vụ cho cả mục đích hỗ trợ thanh khoản ngắn, trung và dài hạn.
(iii) Xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động của TTTT:
Ở Thái Lan, các giao dịch liên ngân hàng được thanh toán thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House). Ở tại trung tâm này, các ngân hàng sẽ duy trì một lượng tiền trên tài khoản của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao dịch liên ngân hàng. Ngoài ra, các giao dịch liên ngân hàng giữa các tổ chức trong và ngoài nước cũng có thể thực hiên thanh toán thông qua hệ thống Swift. Hệ thống này được liên kết với nhau bằng vệ tinh và các bức điện được chuyển hóa giữa các ngân hàng đựơc tiêu chuẩn hóa nhằm tối đa hóa các sai sót do tập quán và ngôn ngữ.
Để lại một bình luận