Lý thuyết chu kỳ kinh tế có ba pha là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Khởi đầu của chu kỳ kinh tế là pha phục hồi tăng trưởng (đường dốc đi lên được trình bày Hình 2.3) là sự tác động thuận chiều bởi các cú sốc ngoại sinh như công nghệ, tiền lương, giá cả, CSTK, CSTT, … đến sự ổn định của các chỉ số tài chính và kinh tế vĩ mô. Từ đó, càng củng cố niềm tin và kỳ vọng của người dân (bao gồm doanh nghiệp) một cách thái quá vào tương lai, nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển, hưng thịnh hơn nữa – pha hưng thịnh. Tuy nhiên, do niềm tin thái quá đó sẽ dẫn đến các hành vi sai lầm và sau đó dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế toàn diện – pha suy thoái (đường dốc đi xuống được trình bày Hình 2.3).
Theo lý thuyết trọng tiền, lịch sử các cuộc suy thoái kinh tế thường mở đầu với một tỷ lệ lãi suất thấp, trong khi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cao. Theo Lý thuyết đầu tư quá mức, chính sự chênh lệch này là động cơ làm cho khu vực doanh nghiệp gia tăng sản suất. Doanh nghiệp không ngừng huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, mua sắm tài sản cố định để tiếp tục cải thiện lợi nhuận. Mặt khác, theo Lý thuyết bầy đàn và Lý thuyết tiêu dùng yếu (Banerjee, 1992; Chari và Kehoe, 2004), trong giai đoạn tăng trưởng do cơ chế phản hồi khách quan, niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế thịnh vượng nên nhu cầu tiêu dùng theo đó cũng tăng lên. Vì vậy, giá trị của hàng hóa không ngừng tăng lên, lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung tăng một cách đáng kể. Cũng theo hai lý thuyết này, nhà đầu tư tăng cường các nguồn vốn đầu tư với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai, theo đó giá cả của các loại tài sản cũng tăng lên. Bên cạnh đó, theo Diamon và Dybvig (1983), trong khu vực tài chính thông qua cơ chế lan truyền thông tin về sự phát triển của khu vực thực, do đó, kênh tín dụng sẽ mở rộng, trong khi phí bảo hiểm rủi ro của khoản vay thấp. Từ đó, dẫn đến việc tăng giá cả hàng hóa, giá cả của các loại tài sản cao hơn so với giá trị thực của nó (nhất là tài sản tài chính, tài sản thế chấp), theo đó lạm phát cũng tăng cao. Khi đó TTTC đã tiềm ẩn những bất ổn và có dấu hiệu của sự suy thoái (chủ yếu do thị trường tài sản và TTTD gây ra).
Theo Lý thuyết Marx, khi nền kinh tế suy thoái thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại với khi nền kinh tế phục hồi. Kết quả của sự tăng trưởng không bền vững là làm cho hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô di chuyển từ trạng thái ổn định sang trạng thái bất ổn (thường được gọi là khoảnh khắc Minsky). Theo Lý thuyết Minsky (1975), khi tình hình tài chính bất ổn thì các khoản nợ trong nền kinh tế bộc lộ các rủi ro tiềm ẩn trước đó, đặc biệt là việc định giá tài sản ở mức cao so với thực tế và những khoản vay dưới chuẩn. Do đó, ngân hàng và các TCTD sẽ hạn chế cấp tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay hoặc gia tăng điều kiện cho vay. Khi các hoạt động đầu cơ chứng khoán, BĐS và các thị trường tài sản khác bị “đóng băng”, lợi nhuận từ các dự án đầu tư không như kỳ vọng, doanh nghiệp cũng như hộ gia đình cá nhân không thể trả nợ, sẽ dẫn đến sự mất khả năng chi trả
Để lại một bình luận