Các phép đo tài chính như thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, cho chúng ta biết nhiều điều về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như các thế hệ nhà doanh nghiệp đã nỗ lực quản lý bằng cách dùng những phép đo này. Nhưng những phép đo truyền thống này không phải là những điểm nhấn để làm động lực thúc đẩy sự việc phát triển, mà chúng là kết quả của hàng loạt các hoạt động khác. Chúng là những cột mốc để từ đó nhìn lại, là sản phẩm của các hoạt động trong quá khứ. Tệ hon nữa, phép đo này có thể đưa ra những tín hiệu sai lầm. Ví dụ, các số đo lợi nhuận có vẻ tốt trong năm nay có thể là kết quả của việc cắt giảm nhiều hoạt động phát triển sản phẩm mới và huấn luyện nhân viên. Nhìn bề ngoài, việc kinh doanh rất khả quan, nhưng những khoản cắt giảm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó trong tương lai.
Do bị cản trở bởi sự thiếu thỏa đáng của các hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động truyền thống, một số nhà quản lý chuyển sự tập trung từ thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sang các hoạt động kinh doanh tạo ra các khoản này. Những nhà quản lý này theo phương châm “Hãy cải thiện hoạt động, thành quả sẽ theo Saun. Tuy nhiên, sự cải thiện nào đóng vai trò quan trọng nhất? Đâu là động lực thật sự dẫn đến hiệu suất hoạt động lâu dài và mấu chốt? Để trả lời cho câu hỏi này, Robert Kaplan và David Norton đã tiến hành nghiên cứu một số doanh nghiệp được xếp hàng đầu. Từ kết quả nghiên cứu, họ đã phát triển một bảng ghi cân đối – một hệ thống đo lường đánh giá hiệu suất hoạt động mới giúp các nhà quản lý cấp cao có một cái nhìn nhanh chóng nhưng toàn diện về kinh doanh. Bảng ghi cân đối của họ gồm các số đo tài chính thể hiện kết quả những hành động đã thực hiện trong quá khứ. Và ngoài ra, nó còn bổ sung vào các chi số này ba phương pháp đánh giá hoạt động liên quan trực tiếp đến việc thỏa mãn khách hàng, các quy trình nội bộ, năng lực học hỏi và phát triển của doanh nghiệp – những hoạt động tác động đến hiệu suất hoạt động tài chính trong tương lai.
Kaplan và Norton đã so sánh bảng ghi cân đối vói các số liệu ghi trong buồng lái máy bay như sau: “Đối với một nhiệm vụ phức tạp như định vị đường đi và lái máy bay, các phi công cần thông tin chi tiết về nhiều vấn đề liên quan đến chuyến bay. Họ cần thông tin về nhiên liệu, tốc độ bay, độ cao, vị trí phương hướng, đích đến, và các chỉ số khác tóm tắt về môi trường hiện tại và dự đoán. Chỉ dựa vào một yếu tố đơn nhất là cực kỳ nguy hiểm. Tương tự như vậy, tính phức tạp của công tác quản lý doanh nghiệp ngày nay đòi hỏi các nhà quản lý phải có khả năng nhìn thấy hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc”.
Bảng ghi cân đối của Kaplan và Norton sử dụng bốn quan điểm để đánh giá hiệu suất hoạt động và khuyến khích công tác quản lý. Nhìn chung, những quan điểm này giúp cấp quản lý trả lời kịp thời bốn câu hỏi chính sau:
• Khách hàng nhìn nhận chúng ta như thế nào? (quan điểm khách hàng)
• Chúng ta phải làm gi để trờ nên tốt hơn? (quan điểm nội bộ công ty)
• Chúng ta có thể tiếp tục cải thiện và tạo ra giá trị không? (quan điểm học hỏi và đổi mới)
• Chúng ta quan tâm đến cổ đông như thế nào? (quan điểm tài chính)
Hình 2-1 thể hiện mối liên hệ giữa bốn quan điểm này. Lợi thế của bảng ghi cân đối so vói các phương pháp đánh giá truyền thống là ba trong số bốn quan điểm nêu trên (khách hàng, đổi mới, nội bộ) là đòn bẩy mà các nhà quản lý có thể sử dụng để cải thiện kết quả trong tương lai. Tuy nhiên, bất lợi của phương pháp này là không thể công bố rộng rãi, và như thế việc so sánh đối chiếu các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh không thể thực hiện được. Ngoài ra, phương pháp này không giúp các phân tích của chúng ta dự báo xu hướng hàng nàm trong một số lĩnh vực cụ thể của hoạt động doanh nghiệp, như tỷ lệ thay thế hàng tồn kho và khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên, nếu kết hợp cả hai, bảng ghi cân đối và phương pháp phân tích tỷ lệ truyền thống có thể giúp các nhà quản lý hiểu và cải thiện hoạt động của họ.
Các báo cáo tài chính giúp bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp, cũng như các khía cạnh khác nhau về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp đó. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, người đọc báo cáo tài chính phải nghiên cứu, so sánh và phân tích để có thể hiểu được. Chương này giúp bạn biết cách sử dụng các tỷ suất và các báo cáo dạng tỷ lệ phần trăm để hiểu rõ về khả năng sinh lợi, các hoạt động kinh doanh chính, khả năng thanh toán nợ, và cơ cấu nợ của một doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quan tâm đến ba chỉ số sau:
■ Hệ sô khả năng thanh toán nợ. Thể hiện khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Tỷ suất này bao gồm: hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nợ nhanh, tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ bù đắp lãi suất.
Điều đáng tiếc là các báo cáo tài chính thể hiện quá khứ và bị hạn chế nghiêm ngặt đối vói các phép đo tài chính. Là một nhà quản lý, bạn cần các thông số chỉ dẫn và các chuẩn mực tính toán phi tài chính để hiểu và dẫn dắt doanh nghiệp. Chương này đã giới thiệu về bâng ghi cân đối mà nhiều công ty áp dụng để hỗ trợ cho các phép đo tài chính của mình.
Để lại một bình luận