• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo thu nhập
• Báo cáo ỉưu chuyển tiền tệ
• Đòn bẩy tài chính
• Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Công ty của bạn đang sở hữu và mắc nợ những gì? Nguồn thu nhập của công ty từ đâu mà có, và công ty đã sử dụng tiền như thế nào? Thu được bao nhiêu lợi nhuận? Tình hình tài chính của công ty ra sao? Chương này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi vừa nêu bằng cách giải thích ba loại báo cáo tài chính quan trọng: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra chương này còn giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề quản lý ẩn sau những loại báo cáo này, đồng thòi giúp bạn mờ rộng kiến thức tài chính thông qua việc thảo luận hai khái niệm quan trọng: đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài chính của một công ty.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch.
Báo cáo tài chính – gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ – của các công ty đều theo mẫu chung thống nhất. Mặc dù một số hạng mục có thể khác nhau tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty, nhưng các báo cáo tài chính luôn giống nhau về cơ bản, cho phép bạn so sánh việc kinh doanh của công ty này với các công ty khác.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
Hầu hết mọi người mỗi năm đều đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tổng quát – một cuộc kiểm tra tình trạng thể chất tại một thời điểm nhất định. Tương tự như vậy, bảng cân đối kế toán là một cách tổng họp tình hình tài chính của các công ty tại một thời điểm nhất định nào đó, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tài chính.
Trên thực tế, bảng cân đối kế toán thể hiện những tài sản do công ty quản lý và việc cấp vốn cho những tài sản này – bằng vốn của những người cho vay (nợ phải trả), vốn góp từ các chủ sở hữu, hoặc từ cả hai nguồn. Bảng cân đối kế toán được phản ánh theo phương trình kế toán sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tài sản trong phương trình kế toán này là những thứ mà công ty đầu tư vào để thực hiện việc kinh doanh, chẳng hạn như tiền mặt, nguyên vật liệu tồn kho, đất đai, nhà xưởng và trang thiết bị. Ngoài ra, tài sản còn bao gồm tiền nợ từ các khách hàng và công ty khác, đây là loại tài sản được gọi là khoản phải thu. Vế còn lại của phương trình này bắt đầu bằng nợ phải trả. Để có được những tài sản cần thiết, một công ty thường phải vay tiền hoặc hứa thanh toán cho các nhà cung ứng nhiều mặt hàng và dịch vụ khác nhau. Nợ phát sinh do công ty vay hoặc mua chịu tài sản được gọi chung là nợ phải trả. Ví dụ, một công ty kinh doanh máy tính có thể đặt mua bo mạch chủ với trị giá đơn hàng là 1 triệu USD từ một công ty cung ứng linh kiện điện tử với thời hạn thanh toán trong 30 ngày. Làm như vậy, công ty máy tính sẽ tăng tài sản hàng tồn kho lên 1 triệu USD và nợ dưới hình thức khoản phải trả với con số tương đương. Lúc này hai vế phương trình cân bằng nhau. Tương tự, nếu công ty này buộc phải vay ngân hàng 100.000 USD, thì tài sản có và nợ phải trả sẽ tăng lên với con số tương đương 100.000 USD.
Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của chủ sở hữu, là phần tài sản còn lại sau khí lấy tổng tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả. Như vậy, một công ty có tổng giá trị tài sản là 3 triệu USD và tổng nợ phải trả là 2 triệu USD, thì vốn của chủ sở hữu sẽ là 1 triệu USD.
Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu 3.000.000 USD – 2.000.000 USD = 1.000.000 USD.
Nếu số tài sản không được bảo hiểm trị giá 500.000 USD của công ty này bị cháy rụi trong một cuộc hỏa hoạn, nợ phải trả vẫn giữ nguyên, nhưng vốn chủ sờ hữu sẽ bị giảm đi 500.000 USD:
Tài sản có – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu 2.500.000 USD – 2.000.000 USD = 500.000 USD.
Như vậy, bảng cân đối kế toán “cân bằng” tài sản và nợ phải trả của một công ty. Ví dụ, hãy xem tổng tài sản bằng tổng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu trong bảng cân đối kế toán của công ty sản xuất móc treo áo Amalgamated (bảng 1-1). Bảng cân đối kế toán cũng nêu số vốn công ty đầu tư vào tài sản, cũng như các khoản tiền được đầu tư vào đâu. Ngoài ra, bảng cân đối kê toán còn cho biết số tiền đầu tư vào tài sản từ chủ nợ (nợ phải trả), và số tiền từ các chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu). Phân tích bảng cân đối kế toán giúp bạn có khái niệm về tính hiệu quả của một công ty trong quá trình sử dụng tài sản và khả năng quản lý nợ phải trả của họ.
Dữ liệu trong bảng cân đối kế toán rất hữu ích khi công ty bạn muốn so sánh với thông tin của các năm trước. Hãy xem bàng cân đối kế toán của Công ty Amalgamated. Đầu tiên, bảng cân đối này trình bày tình hình tài chính của công ty trong khoảng thời gian xác định: 31-12-2002. So sánh với số liệu của năm 2001 cho thấy Amalgamated đang phát triển theo hướng tích cực: tăng vốn chủ sở hữu lên gần 100.000 USD.
Để lại một bình luận