Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Chính sách lãi suất
Thực tế cho thấy chính sách lãi suất của Việt Nam được điều chỉnh tương đối sát với thực tế diễn biến nền kinh tế, điều này giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp cận được vốn vay. Lãi suất giai đoạn 2011-2015 có xu hướng giảm và giảm mạnh nhất là năm 2012, 2013. Để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2011-2012, NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách giảm lãi suất thông qua chính sách.
Thời kỳ này chỉ số VN-Index có xu hướng tăng, giá trị giao dịch trái phiếu cổ phiếu tăng, số lượng công ty niêm yết chứng khoán, số lượng nhà đầu tư chứng khoán trong nước, nước ngoài tăng.
Tỷ lệ lãi suất năm 2014, 2015, 2016, gần như không có biến động và được duy trì ở mức thấp, tạo sự bứt phá mạnh đối với chỉ số giá VN-Index năm năm 2017. Năm 2017 là năm có mức tăng trưởng mạnh kể từ 10 năm qua với chỉ số Vn-Index tăng hơn 45%, số lượng tài khoản các nhà đầu tư tăng 11,1% so với năm 2016 đạt 1,19 triệu tài khoản, giá trị vốn hóa thị trường hơn 70%, giá trị đầu tư nước ngoài tăng vượt hơn 31 tỷ USD tăng hơn 81,3% so với năm 2016. Theo các chuyên gia thị trường chứng khoán năm 2017 có sự tăng trưởng mạnh là do quá trình IPO, sự thoái vốn của Nhà nước.
Nguồn: Ngân hàng nhà nước và Ủy ban chứng khoàn nhà nước
Biểu đồ 2.18 cho thấy chính sách lãi suất của Việt nam trong giai đoạn 2011 đến 2017 được điều chỉnh tương đối phù hợp sát với thực tế của thị trường. Điều này có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán, với lãi suất điều chỉnh giảm đã làm cho thị trường chứng khoán tăng trưởng, có khối lượng giao dịch tăng, số lượng tài khoản giao dịch tăng, trị giá vốn hóa thị trường tăng. Tuy nhiên, Biểu đồ 2.18 phản ánh mối tương quan của tỷ lệ lãi suất tiền gửi và VN Index trên TTCK Việt nam là không chặt chẽ, mặc dù có mối tương quan ngược với hệ số đường hồi quy nhưng số liệu cho thầy gần như không có tương quan với nhau khi có . Lý giải cho sự kém tương quan này là đỗ trễ khi tỷ lệ lãi suất thay đổi tác động lên chỉ số thị trường không đồng thời với sự thay đổi của lãi suất.
Cung tiền M2
Cung tiền là một trong những công cụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tác động đến hiệu quả điều hành chính sách kinh tế của đất nước. Trong từng giai đoạn mà Ngân hàng Trung ương thực hiện các chính sách tiền tệ mở rộng hay chính sách tiền tệ thắt chặt. Khi nền kinh tế lạm phát tăng cao như giai đoạn 2008-2011 (lạm phát cao nhất ở mức 19,9% năm 2008), Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng chậm thì Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng như giai đoạn 2015-2017.
Chính sách tăng, giảm cung tiền có tác động tới sự tăng trưởng kinh tế và có tác động tới giá chứng khoán. Thực trạng cung tiền và chỉ số VN-Index, cung tiền và giá trị vốn hóa tại Biểu đồ 2.19 cho thấy: Tỷ lệ tăng trưởng và tổng lượng cung tiền M2 và chỉ số VN-Index có sự tương quan thuận chiều với nhau.
Giai đoạn trước năm 2007, lượng cung tiền M2 tăng liên tục với tốc độ ngày càng tăng và năm 2007 với mức 46,12%. Cung tiền M2 tăng trưởng mạnh làm cho một khối lượng tiền lớn đổ vào thị trường chứng khoán làm tăng giá trị vốn hóa và cho chỉ số VN-Index tăng mạnh gấp hơn 5 lần từ mức khoảng 200 điểm tăng lên 1170 điểm vào năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng mạnh của cung tiền M2 đã tạo bong bóng cho thị trường chứng khoán.
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng cung tiền giảm mạnh đã khiến cho các nhà đầu tư rút khỏi thị trường, một lượng tiền lớn đã rút ra điều này khiến cho chỉ số giá VN-Index giảm mạnh từ 1.170 điểm xuống còn 921 điểm. Năm 2009-2010 lượng cung tiền tăng mạnh, do có sụt giảm mạnh vào năm 2008 nên ở giai đoạn này lượng tiền lại được đổ vào thị trường bất động sản do đó dẫn tới bóng bóng thị trường này, giá cổ phiếu ở giai đoạn này tiếp tục giảm.
Năm 2012 lượng cung tiền M2 tăng mạnh, chỉ số VN-index có chiều hướng tăng nhưng tốc độ chậm. Năm 2014- 2017, tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 là được duy trì ở mức thấp (14,6%-18,4%) để hạ nhiệt thị trường và chỉ số VN-Index năm 2017 tăng mạnh từ 608 điểm tăng lên 951 điểm được đánh giá là tăng bền vững và đã làm giảm tỷ lệ bong bóng của thị trường xuống mức thấp nhất. Như vậy, lượng cung tiền M2 có mối quan hệ tương quan khá chặt với chỉ số giá chứng khoán.
M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị trường cũng gia tăng dẫn đến doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh nên khả năng tạo thu nhập cũng tăng lên.
Lượng cung tiền M2 là một trong những yếu tố khiến cho nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào thị trường chứng khoán khi cung tiền M2 tăng trưởng mạnh hay rút ra khỏi thị trường khoán khi cung tiền M2 có dấu hiệu giảm. Trên TTCK Việt nam, 2 đại lượng này có mối tương quan cùng chiều với hệ số hồi quy và , tức là số liệu thực tế của VNIndex chỉ phản ánh và giải thích được 25,57% mối quan hệ thay đổi với lượng cung tiền M2.
Để lại một bình luận