Một số phương pháp bổ trợ được sử dụng để xây dựng chỉ số như PAM (Process Analysis Method), MFA (Material Flow Analysis), PSR (Pressure-State-Response) và AHP (Analytic Hierarchy Process).
Phương pháp PAM được phát triển bởi Chee Tahir A & Darton R. C (2010) [95] và sau đó được Darton R. C (2015) [89] sử dụng để đánh giá bền vững của một hệ thống ở cấp độ hoạt động. Sau này Smith T. W & cộng sự (2013) triển khai áp dụng để đánh giá bền vững trong một vài tình huống cụ thể như hệ thống sản xuất dầu cọ, hệ thống vận tải xe hơi, hệ thống công nghệ sản xuất nước uống [101]. Phương pháp PAM mang tính hệ thống, cấu trúc thứ bậc, logic trong việc đưa ra các chỉ số đánh giá bền vững bao hàm các khía cạnh của bền vững. Việc lựa chọn các chỉ số trong tình huống cụ thể dựa trên việc tóm tắt quá trình hệ thống, do đó sử dụng PAM để xây dựng chỉ số đánh giá là phù hợp.
PAM cũng tương tự như phương pháp PSR được sử dụng để đánh giá nguyên nhân, tác động [96]. Tuy nhiên PSR liên quan đến mô hình quan hệ nhân quả và khó có thể hiểu một cách thấu đáo trong trường hợp hệ thống lớn có nhiều tác động bên trong và bên ngoài qua lại lẫn nhau. PAM quan sát sự phụ thuộc kết quả từ nguyên nhân nhưng không cần giải thích chi tiết mà chỉ cố gắng mô tả mức độ những tác động đến kết quả bền vững. Phương pháp PSR đã được OECD áp dụng khi xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV năng lượng (ISED). Sau đó, PSR được Nguyễn Công Quang (2016) [27] sử dụng để xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV ngành Than Việt Nam. PSR phân tích những nguyên nhân nảy sinh trong sản xuất, trong đời sống – xã hội và những bất cập gây ra cho môi trường (Trường áp lực-P) của ngành công nghiệp Than; xem xét thực trạng của ngành giải quyết được đến đâu, những điểm thuận lợi những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn (Trường trạng thái- S); từ đó đưa ra những nội dung, những vấn đề cần giải quyết đáp ứng yêu cầu của bài toán và khắc phục tồn tại bất cập (Trường ứng phó – R). Trên cơ sở phương pháp PSR, tiến hành xây dựng mối liên kết Động lực – Trạng thái – Ứng phó (Driving Force – State
– Response) với các tiêu chí của nội dung PTBV từ đó xác định các chỉ tiêu ở từng lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường ngành Than.
Phương pháp AHP rất hữu dụng và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực lập kế hoạch và quản lý [97]. Phương pháp AHP sử dụng phương thức so sánh cặp từng khía cạnh của bộ tiêu chí để xác định trọng số của mỗi tiêu chí/khía cạnh thay vì chỉ đơn thuần liệt kê và xếp hạng các mức độ quan trọng. Phương pháp AHP kết hợp với phỏng vấn chuyên gia dựa trên phiếu khảo sát (được thiết kế sẵn) có thể được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí TTX và trọng số của các chỉ số trong mỗi tiêu chí TTX. Việc lựa chọn số lượng chuyên gia rất khác nhau tùy theo từng nghiên cứu và đặc điểm của nghiên cứu đó. Nghiên cứu có thể sử dụng phương pháp Delphi chọn mẫu tối thiểu 3 chuyên gia đã được chỉ ra trong nghiên cứu của Gregory J. Skulmoski & cộng sự (2007)
trong nghiên cứu phát triển quy tắc trong quá trình đúc gốm [99]. Phương pháp AHP được thực hiện qua 3 bước:
Để lại một bình luận