Các nhân tố khách quan hay chính là các điều kiện bên ngoài tác động đến thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của DN bằng sự hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc phản ứng để tạo dấu hiệu định hướng, chấn chỉnh hành vi của DN. DN không thể chủ động với các tác động từ các điều kiện bên ngoài. Để các DN may thực thi TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ có chất lượng thì các bên liên quan ngoài DN, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban ngành, Hiệp hội dệt may Việt Nam cần tăng cường vai trò của mình cũng như mở rộng vòng tay, giúp sức cải thiện các điều kiện cho DN may nói riêng và các DN nói chung. Một số đề xuất, kiến nghị như sau:
Đối với khách hàng – bên liên quan quyền lực nhất định đoạt vận mệnh, sự thành bại của các DN may Việt Nam. Họ nên có những hành động quyết liệt để các DN thực hiện TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ một cách đầy đủ, thường xuyên, đúng quy trình. Khách hàng phải yêu cầu DN thực hiện nghiêm chỉnh TNXH đảm bảo quyền của NLĐ trong các quy định pháp lý trong Bộ luật lao động về sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, về thời gian làm việc, ATVSLĐ. Đặc biệt là tăng cường TNXH đảm bảo lợi ích cho NLĐ như: hỗ trợ nhà ở, chăm sóc sức khỏe nâng cao, trả lương cạnh tranh, trả phụ cấp, trợ cấp cao hơn quy định… Bên cạnh đó khách hàng quốc tế ngày nay sẽ còn yêu cầu cao hơn các CoC về lao động cũng như tiêu chuẩn lao động quốc tế đối với DN. Vì vậy các DN may phải luôn trong tâm thế “sẵn sàng”, hợp tác với khách hàng huy động mọi nguồn lực để thực hiện các yêu cầu ở hiện tại và cả tương lai.
Đối với nhà cung ứng: Các nhà cung ứng phải cương quyết không cung cấp hàng đối với các DN may không thực hiện TNXH, TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ cũng như vi phạm quyền của NLĐ. Mặt khác, để cùng nhau phát triển nhà cung ứng cũng sẽ tạo điều kiện cung ứng hàng hóa đầy đủ, kịp thời, chất lượng tốt cho các DN may để DN thực hiện kinh doanh thuận lợi nhất. Các nhà cung ứng cũng cần tăng cường liên doanh, liên kết với các DN may.
Liên kết làm tăng nguồn lực để nhận các đơn hàng lớn, giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; Hoặc liên kết với các nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu như Trung Quốc, Ấn Độ cung cấp nguyên phụ liệu (xem hình 16- phụ lục 09). Tăng cường hợp tác giữa các nhà cung ứng với Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp Hội dệt may ASEAN để tăng cường năng lực cung ứng cho các DN may cụ thể: Tháng 3/2016 tại Bangkok Thái Lan, ASEAN đã ban hành hướng dẫn nội dung TNXH đối với NLĐ của DN để hỗ trợ các nhà cung ứng, các DN thực hiện tốt hoạt động này.
Đối với cộng đồng: Các DN may hiện nay có hoạt động xen kẽ trong các khu vực dân cư, cộng đồng. Cộng đồng là những người chịu ảnh hưởng bởi các DN may cũng như có khả năng giám sát và phát hiện các dấu hiệu bất ổn trong thực hiện TNXH đối với NLĐ như là không tuân thủ trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích về HĐLĐ, giờ làm việc, ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi vi phạm đạo đức kinh doanh, đi ngược với mong muốn của cộng đồng, xã hội. Từ đó có những hành động quyết liệt buộc các DN thực hiện đúng hoạt động này. Các kênh truyền thông mà cộng đồng có thể lên tiếng, gây áp lực để DN phải thực hiện đúng thông qua: pano, khẩu hiệu, tờ rơi, đài, báo, Tivi, Internet. Cộng đồng sẽ tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động các DN may thực hiện tốt TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội, Chiến lược phát triển bền vững, thực hiện tốt PLLĐ. Ngoài ra, DN cần hợp tác với mọi chủ thể đó có cả cộng đồng như trong nền kinh tế như theo quyết định số 145/QĐ/2016/QĐ-TTg Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội: “Huy động tối đa nguồn lực phục vụ xây dựng chiến khai có hiệu quả các chương trình phát triển về lao động – xã hội”. Như vậy cộng đồng có quyền và sức mạnh gây áp lực để các DN may thực hiện TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ.
Để lại một bình luận