Đảm bảo tiền lương làm thêm ngày thường và ngày nghỉ theo đúng pháp luật lao động của các DNVVV
Đảm bảo trả lương làm thêm vào ngày thường và ngày nghỉ đúng PLLĐ là một trong những liều thuốc cần thiết để “trị tận gốc” căn bệnh mãn tính khát lao động của các DN may đặc biệt là DNNVV. Bản thân NLĐ chỉ mong muốn công việc ổn định và thu nhập cao vì vậy họ liên tục theo chân nhau bỏ việc, nhảy việc. Một hệ quả là các DN may thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi tuyển dụng mới thậm chí dùng nhiều chiêu trò để “câu kéo” lao động giỏi, lành nghề từ các DN may khác. Thu nhập làm thêm giờ và tiền lương vào ngày nghỉ giúp cho NLĐ đảm bảo chất lượng cuộc sống và trước mắt là có lợi cho cả các DN. Một minh chứng là từ một DN may được ILO & IFC (2017) điều tra về tình trạng làm thêm giờ của NLĐ (xem hộp 6-phụ lục 11). Như vậy các DNNVV đảm bảo trả lương làm thêm làm thêm vào ngày thường và ngày nghỉ đúng PLLĐ sẽ giúp các DN nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời có được lao động nhiệt thành, đồng hành bền lâu với DN.
Chấm dứt việc không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định của pháp luật tại các DNNVV
Lao động tại các DN may chủ yếu là NLĐ nữ. Họ thiếu thốn đủ bề, từ nhà trọ đến thời gian nghỉ ngơi, các thiết chế văn hóa… Trong khi đó, nhiều DN may nhỏ và vừa tìm mọi cách lách luật “chây ỳ” không đóng BHXH, BHYT đúng quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ, ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động cũng như vi phạm các quy định của PLLĐ trong các nội dung này. Theo Ông Mai Đức Chính – Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động, (2018): “Đến lúc DN bỏ trốn thì xử lý quyền lợi người lao động ra sao? Trong khi đó, BHXH theo nguyên tắc không đóng thì không chi”. Bên cạnh đó, trong hội nhập TMQT thì tính quốc tế về quan hệ lao động cũng như thực hiện TNXH về BHYT, BHXH là vấn đề mà mọi quốc gia, mọi DN phải thực hiện. Đây là một trong những giải pháp để chấm dứt tình trạng đình công, tranh chấp lao động làm thiệt hại cho cả NLĐ, cho các DN và gây nhức nhối lớn cho toàn xã hội, tác động xấu đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Lựa chọn trả lương cao hơn quy định trong các DNNVV
Trả lương cạnh tranh là một vũ khí sắc bén để kích thích NLĐ làm việc hăng say hơn hiệu quả hơn. Trả lương cạnh tranh và thu hút, giữa chân được lao động chất lượng cao, lao động lành nghề là một quan hệ có tính quy luật. Điều này không có gì phải tranh cãi trong điều kiện kinh tế của NLĐ còn eo hẹp. Mỗi ngành nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật khác nhau, do đó NLĐ có trình độ lành nghề cao hơn, làm việc các công việc phức tạp hơn, trong các điều kiện khó khăn và nặng nhọc hơn thì chắc chắn phải được trả công cao hơn. Các DN may nhỏ và vừa nên xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến trả lương cạnh tranh như: xã hội và thị trường lao động, bản thân công việc, bản thân NLĐ và các yếu tố bên trong DN. Tùy vào hoạt động kinh doanh của DN trong từng giai đoạn để trả lương cạnh tranh nhưng là phương cách tối ưu để giải bài toán thiếu về “lượng và chất” của lao động tại các DN may vừa và nhỏ.
Trả phụ cấp, trợ cấp cao hơn quy định tại các DNNVV
Tại các DNNVV phụ cấp lương được trả khi NLĐ phải hao phí sức lao động thêm khi giữ một cương vị nào đó, hoặc làm việc trong điều kiện lao động không bình thường nhằm mục đích tái sản xuất sức lao động. Để thực hiện tốt TNXH đảm bảo lợi ích thì việc trả phụ cấp cao hơn quy định để cải thiện chất lượng cuộc sống của NLĐ, tái sản xuất sức lao động khi NLĐ giữ một cương vị nào đó tại các DN. Các chế độ phụ cấp cao hơn quy định như: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp lưu động…; Các khoản trợ cấp cao hơn quy định có thể kể đến: trợ cấp y tế, trợ cấp giáp dục, trợ cấp đi lại, trợ cấp ăn ở, trợ cấp xa nhà. Bởi vì đa phần lao động tại các DN may có trình độ thấp, là chủ yếu là lao động nữ. Chất lượng và điều kiện sống của họ còn không mấy thuận lợi. Tuy nhiên, tại các DNNVV do điều kiện tài chính còn hạn hẹp nên “liệu cơm chan mắm”, chi trả trợ phụ cấp, trợ cấp cao hơn quy định cần được tính toán, xây dựng và thực hiện theo lộ trình hợp lý.
Hỗ trợ nhà ở cho cho người lao động tại các DN
Phát biểu khai mạc Hội nghị trực tuyến toàn quốc về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại Hà Nội (2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân phải được coi là đầu tư cho phát triển, chứ không phải đầu tư tiêu dùng bình thường”. Vấn đề này đã được các DN may lưu tâm. Song hỗ trợ nhà ở cho NLĐ là một bài toán chưa có lời giải thỏa đáng tại nhiều DN may với rất nhiều các lý do mà DN gặp phải như: phức tạp về thủ tục hành chính, khó tiếp cận với quỹ đất, vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, thiếu các ưu đãi, khuyến khích đầu tư từ phía Nhà nước… đặc biệt là lợi nhuận của nhiều DN may rất “mỏng” nên làm sao để xây dựng được một căn hộ công nhân giá rẻ luôn là bài toán gian nan ?. Do vậy, để tháo gỡ vấn đề này cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của địa phương, các Bộ, Ban ngành, Nhà nước từ ngắn hạn đến dài hạn:
+ Trong ngắn hạn các DN may chưa có nhà ở cho NLĐ nên có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng cho NLĐ. Tùy theo năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh để DN có thể thuê nhà ở cho NLĐ xa nhà hoặc các DN may hỗ trợ từ 30% – 70% tiền thuê hàng tháng tính theo giá bình quân thuê nhà trên địa bàn DN hoạt động để NLĐ đặc biệt là NLĐ nữ di cư đẩy lùi tình cảnh “thiếu thốn đủ bề”.
+ Trong dài hạn các DN may nên xin sự hỗ trợ của các Bộ ban ngành, đơn vị quản lý liên quan để mua đất với giá ưu đãi hoặc thuê đất dài hạn có thể là 30 năm – 50 năm để xây dựng nhà ở cho NLĐ. Bên cạnh đó ứng dụng một số mô hình nhà ở cho NLĐ trong điều kiện tối thiểu hóa chi phí điển hình như Công ty Địa ốc Đất Lành, từng giới thiệu mô hình nhà ở công nhân giá rẻ, chỉ dưới 2,7 triệu đồng/m2 đang rất nhiều DN và giới chuyên môn đánh giá cao. Do áp dụng khoa học kỹ thuật trong thiết kế và thi công để giảm giá thành, DN đã sử dụng móng công trình hiệu quả tránh lãng phí, những chỗ đất tốt có thể sử dụng móng trên nền đất tự nhiên thay vì móng cọc, tiết giảm hơn 60% chi phí xây dựng móng. DN còn có ý tưởng, triển khai xây dựng các đại công trường, trạm bơm bê tông, sản xuất gạch tại chỗ, cửa ra vào, tủ, bếp… để giảm chi phí vật liệu và vận chuyển. Quá trình này sử dụng vật liệu có chất lượng không cao, nhưng vẫn đáp ứng được mức độ tiện nghi tối thiểu.
Ngoài ra, các DN may kể cả DN lớn, DNNVV nên tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Đây là trong những chính sách “vàng” được nhiều DN, các tổ chức Công đoàn áp dụng nhằm khích lệ tinh thần cho NLĐ sau những ngày làm việc căng thẳng. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa hè tùy theo kinh phí của DN để có thể tổ chức đi gần hay đi xa. Thậm chí có những địa điểm ngay gần nơi DN hoạt động để tổ chức một cách thuận lợi.
Bởi thế tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho NLĐ chính là “món ăn tinh thần” cần được các DN may chú trọng và nhân rộng.
Để lại một bình luận