Việc lựa chọn chỉ số cụ thể được dựa trên 2 căn cứ: mong muốn biết điều gì và thông tin được sử dụng như thế nào. doanh nghiệp ưa thích những chỉ số đơn giản (hoặc chỉ số chỉ hướng đến một khía cạnh của doanh nghiệp) ví dụ như tấn chất thải được tạo ra, số tai nạn, tổng số tiền đóng góp. Những chỉ số này cho phép chỉ ra các vấn đề chính và gợi ý các giải pháp. Mặt khác, người làm chính sách và cộng đồng quan tâm hơn đến kết quả toàn bộ của doanh nghiệp. Bởi vậy họ có thể thích sử dụng các chỉ số tổng hợp (chỉ số kết hợp nhiều khía cạnh kết quả công ty thành con số cụ thể). Các chỉ số cho phép giám sát hiệu quả và khuyến khích xem xét và đánh giá liên tục. Chỉ số có thể là định lượng hoặc định tính. Ví dụ, chỉ số định tính bao gồm sự thỏa mãn công việc người lao động, hình ảnh doanh nghiệp, phát triển kỹ năng, và phát triển cộng đồng. Cả chỉ số định lượng và định tính đều là dấu hiệu quan trọng để chỉ ra phương thức cải tiến.
Theo Tổ chức đào tạo và tư vấn MDF [86], có hai loại chỉ số: chỉ số trực tiếp và chỉ số gián tiếp:
Việc sử dụng chỉ số gián tiếp có thể là hiệu quả hơn về chi phí.
Để lại một bình luận