Các DN ngoài quan tâm đến quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ thì việc am hiểu các nhân tố khách quan cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Chủ động làm tốt được việc này sẽ giúp DN nắm bắt được thời cơ cũng như đối phó, phản ứng kịp thời để TNXH đối với NLĐ có chất lượng. Một số nghiên cứu định tính chỉ ra rằng các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ như:
Tình hình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế: là tiền đề để DN phát triển kinh tế, thực hiện trách nhiệm pháp lý với NLĐ. Thêm vào đó, các DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc thực hiện TNXH đối với NLĐ trong khi là một mắt xích của chuỗi là điều tất yếu. Đây là yếu tố mà trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015), Lê Thị Hướng (2017), cho rằng thực hiện TNXH là một trong các yêu cầu đối với các DN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quản lý nhà nước về thực hiện TNXH đối với NLĐ: được Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015), Lê Thị Hướng (2017), Bùi Thị Thu Hương (2018) đánh giá là nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH đối với NLĐ. Tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật. Quản lý nhà nước về thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN bao gồm một số hoạt động như: Nhà nước ban hành pháp luật và chính sách có liên quan, thiết lập cơ quan, tổ chức bộ máy các cấp về thực hiện TNXH, thanh kiểm tra việc thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Các CoC trong thực hiện TNXH đối với NLĐ: DN hoạt động trong bối cảnh hội nhập quốc tế có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến thực hiện TNXH đối với NLĐ để lựa chọn. Trong đó, các CoC SA8000, ISO 26000, WRAP theo chương trình cấp chứng chỉ cho DN được sử dụng phổ biến và được các nhà nhập khẩu trên các thị trường lớn (Mỹ, Châu Âu) sử dụng làm cơ sở thực hiện hoạt động thương mại. Các CoC này tác động đến hoạt động thực hiện TNXH đối với NLĐ được Phạm Công Đoàn (2012), Nguyễn Thị Minh Nhàn (2015) đề cập đến trong nghiên cứu của họ.
Các bên liên quan ngoài DN: Áp lực từ các bên liên quan khác tác động đến thực hiện TNXH của DN trong nghiên cứu thực nghiệm của Murillo & Lozano, (2006); Saulquin & Schier, (2010) phát hiện như: khách hàng, nhà cung ứng, cộng đồng, chính phủ ảnh hưởng đến mức độ thực hiện TNXH của DN. Trong đó áp lực từ khách hàng và nhà cung ứng ảnh hưởng nhiều nhất đến DN. Đặc biệt đối với các DN gia công may mặc, điện tử thường bị khách hàng, nhà cung ứng gây áp lực trong việc tuân thủ thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Tóm lại tổng quan các nghiên cứu ở mục 1.1.3, 1.1.4 là cơ sở để xác định nhân tố chủ quan tác động chủ yếu đến quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ như: lãnh đạo DN, hoạch định chiến lược, tài chính của DN, văn hóa DN, quy mô DN; Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ đó là: tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý Nhà nước về thực hiện TNXH đối với NLĐ, các CoC về TNXH đối với NLĐ và các bên liên quan ngoài DN; Mặc dù vậy, các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện ở nước ngoài với điều kiện khác rất nhiều so với nước ta. Trong điều kiện ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh nào về xây dựng mô hình, kiểm định chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố chủ quan đến quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam.
Để lại một bình luận