Cơ cấu tài sản phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa từng bộ phận tài sản với tổng tài sản. Cơ cấu tài sản phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và chiến lược kinh doanh của DN. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn có mối quan hệ chặt chẽ. Những DN có quy mô tài sản dài hạn lớn trong tổng tài sản sẽ gặp thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do có thể dùng những tài sản này để đảm bảo cho các khoản vay.
Biểu đồ 2.2. cho thấy quy mô TTS của các DN duy trì ổn định trong giai đoạn 2012-2015 ở mức bình quân là 45.665.699 triệu đồng, tăng nhẹ lên mức 46.362.710 triệu đồng năm 2016 và giảm mạnh xuống mức 37.933.995 triệu đồng năm 2017. Quy mô TSNH gia tăng trong giai đoạn 2012-2014 từ mức 14.488.799 triệu đồng lên đến 16.870.046 triệu đồng năm 2014, giảm nhẹ xuống mức 16.232.726 triệu đồng năm 2015, tăng lên mức 18.472.194 triệu đồng năm 2016 và giảm mạnh xuống mức 13.526.346 triệu đồng năm 2017. Quy mô TSDH giảm trong giai đoạn 2012-2014 từ mức 30.240.091 triệu đồng xuống còn 27.992.225 triệu đồng năm 2014. Trong giai đoạn 2015-2017, quy mô TSDH giảm từ mức 28.848.328 triệu đồng xuống còn 24.407.649 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu tài sản có sự biến động ngược chiều nhau giữa TSNH và TSDH: trong giai đoạn 2012-2014, tỷ trọng TSNH tăng từ mức 32,391% lên 37,60% trong khi đó tỷ trọng TSDH giảm từ mức 67,61% xuống còn 62,40%; trong giai đoạn 2014-2016, tỷ trọng TSNH giảm từ mức 37,60% năm 2014 xuống còn 36,01% năm 2015 và tăng lên mức 39,84% năm 2016 trong khi đó tỷ trọng TSDH tăng từ mức 62,40% năm 2014 lên 63,99% năm 2015 và giảm xuống 60,16% năm 2016; trong giai đoạn 2016-2017, tỷ trọng TSNH giảm từ mức 39,84% xuống còn 35,66% trong khi đó tỷ trọng TSDH tăng từ mức 60,16% lên 64,34%.
Bình quân giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng TSNH chiếm 35,85%, tỷ trọng TSDH chiếm 64,15%. Trong giai đoạn 2012-2017, có những dự án, công trình cần phải đầu tư vốn lớn điển hình như: Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 với công suất 750MW với giá trị đầu tư khoảng 662 triệu USD (NT2); Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1-2 với công suất 600MW với giá trị đầu tư khoảng 26.500 tỷ đồng (PPC). Trong giai đoạn 2016-2017 quy mô tổng tài sản có sự giảm sút với mức giảm là -18,17%. Điều này xuất phát từ nguyên nhân từ sự giảm sút mạnh về quy mô TSNH của các DN: NT2 (giảm mạnh đối với khoản phải thu ngắn hạn từ 3.609.509 triệu đồng xuống còn 1.795.329 triệu đồng) và PPC (giảm mạnh đối với đầu tư tài chính ngắn hạn từ mức 2.110.000 triệu đồng xuống còn 550.000 triệu đồng); và sự giảm sút mạnh về quy mô TSDH của các DN: NT2 (giảm mạnh đối với khoản phải thu dài hạn từ mức 202.139 triệu đồng xuống còn 37.653 triệu đồng); PPC (giảm mạnh đối với khoản phải thu dài hạn từ mức 1.707.970 triệu đồng xuống còn 933.167 triệu đồng); VSH (giảm mạnh đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang từ mức 4.901.505 triệu đồng xuống còn 3.166.605 triệu đồng).
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 2): Quy mô TTS duy trì ổn định với mức bình quân là 7.732.185 triệu đồng trong giai đoạn nghiên cứu. Quy mô TSNH giai tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2017 từ mức 2.670.751 triệu đồng năm 2012 lên 4.225.074 triệu đồng năm 2017.
Quy mô TSNH và TSDH bình quân giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 2.333.698 triệu đồng và 3.410.553 triệu đồng. Cơ cấu tài sản bình quân giai đoạn nghiên cứu là 31,59% TSNH và 68,41% TSDH.
Qua phân tích cơ cấu tài sản của các CTCP ngành điện niêm yết có thể nhận thấy: Các DN hiện đang tập trung nguồn lực đầu tư chủ yếu vào các tài sản dài hạn là các công trình, dự án sản xuất điện năng có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Bình quân giai đoạn nghiên cứu tỷ trọng đầu tư vào TSDH của các DN ngành điện niêm yết là 64,15% TSDH và 35,85% TSNH. Điều này do tính chất đặc thù ngành điện niêm yết đòi hỏi phải có nền tảng cơ sở vật chất vững vàng mới đảm bảo cho quá trình sản xuất điện năng diễn ra thuận lợi. Mặt khác, với lượng tài sản dài hạn ở mức cao như vậy sẽ giúp các DN gặp thuận lợi trong việc huy động nguồn tài trợ vì có thể dùng những tài sản này làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ vay
Để lại một bình luận