Khả năng thanh toán phản ánh khả năng đáp ứng nghĩa vụ đối với các khoản nợ vay đến hạn của DN. Khả năng thanh toán của DN ở mức cao sẽ phản ánh tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro kiệt quệ tài chính và nguy cơ phá sản thấp; khả năng tiếp cận nguồn tài trợ từ nợ vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các dự án sẽ gặp thuận lợi. Để phân tích khả năng thanh toán của DN, tác giả sử dụng các hệ số thanh toán sau: (i) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (KNTT hiện thời); và (ii) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (KNTT nhanh).
Biểu đồ 2.3 cho thấy khả năng thanh toán đối với 2 hệ số KNTT hiện thời và KNTT nhanh có chiều hướng biến động tương đồng nhau. Trong giai đoạn 2012-2015, các hệ số thanh toán đều có chiều hướng gia tăng; trong giai đoạn 2015-2017, các hệ số thanh toán đều có chiều hướng giảm sút. Cụ thể, hệ số KNTT hiện thời tăng từ mức 1,93 lần năm 2012 lên 2,59 lần năm 2015 và giảm xuống 1,83 lần năm 2017; hệ số KNTT nhanh tăng từ mức 1,76 lần năm 2012 lên 2,31 lần năm 2015 và giảm xuống 1,65 lần năm 2017. Bình quân các hệ số khả năng thanh toán trong giai đoạn nghiên cứu lần lượt là: 2,13 lần (đối với hệ số KHTTHT); 1,93 lần (đối với hệ số KNTTN).
Đối với nhóm CTCP quy mô lớn (Phụ lục 3): Các hệ số khả năng thanh toán có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2012-2015 và giảm sút trong giai đoạn 2015-2017. Trong giai đoạn 2012-2015, hệ số KNTT hiện thời tăng từ mức 1,98 lần lên 2,63 lần; hệ số KNTT nhanh tăng từ mức 1,8 lần lên 2,33 lần. Trong giai đoạn 2015-2017, hệ số KNTT hiện thời giảm từ mức 2,63 lần xuống 1,78 lần; hệ số KNTT nhanh giảm từ mức 2,33 lần xuống 1,57 lần.
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 3): Hệ số KNTT hiện thời và hệ số KNTT nhanh có chiều hướng biến động tương đồng nhau. Trong giai đoạn 2012-2015, hệ số KNTT hiện thời tăng từ mức 1,82 lần lên 2,54 lần hệ số KNTT nhanh tăng từ mức 1,67 lần lên 2,36 lần. Trong giai đoạn 2015-2017, hệ số KNTT hiện thời giảm từ mức 2,54 lần xuống 1,78 lần, hệ số KNTT nhanh giảm từ mức 2,36 lần xuống 1,66 lần.
Đối với nhóm CTCP quy mô (Phụ lục 3): Hệ số KNTTHT và hệ số KNTTN có chiều hướng biến động gia tăng. Cụ thể, hệ số KNTTHT tăng từ mức 1,80 lần năm 2012 lên 2,85 lần năm 2017; hệ số KNTTN tăng từ mức 1,64 lần năm 2012 lên 2,58 lần năm 2017.
Qua phân tích khả năng thanh toán của các CTCP ngành điện niêm yết, có thể nhận thấy: Khả năng thanh toán của các CTCP ngành điện niêm yết hiện ở mức cao. Bình quân giai đoạn nghiên cứu, hệ số KNTT hiện thời là 2,13 lần và hệ số KNTT nhanh là 1,93 lần. Điều này cho thấy khả năng dùng các tài sản ngắn hạn để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn của các DN hiện ở mức cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp, rủi ro tài chính của DN ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh với mức trung bình ngành thì hệ số KNTT hiện thời và hệ số KNTT nhanh của các CTCP ngành điện niêm yết đều cao hơn so với mức trung bình ngành (mức trung bình ngành đối với hệ số KNTT hiện thời là 1,17 lần và hệ số KNTT nhanh là 0,97 lần). Như vậy, điều này cho thấy lượng tài sản ngắn hạn của các DN hiện đang ở mức cao sẽ làm gia tăng chi phí cơ hội trong việc sử dụng những tài sản này và tác động làm cho chi phí sử dụng vốn của DN gia tăng.
Để lại một bình luận