Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn, các chỉ tiêu sau được sử dụng: (i) Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên (NVTX); (ii) Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời (NVTT).
Biểu đồ 2.8 cho thấy quy mô NVTX ổn định ở mức cao trong giai đoạn nghiên cứu, ổn định ở mức bình quân là 36.645.359 triệu đồng trong giai đoạn 2012-2016 nhưng giảm xuống mức 30.568.647 triệu đồng năm 2017. Quy mô NVTT ổn định ở mức thấp với mức bình quân là 2.728.000 triệu đồng trong giai đoạn nghiên cứu. Bình quân giai đoạn nghiên cứu, tỷ trọng NVTX là 93,06% và tỷ trọng NVTT là 6,94%.
Đối với nhóm CTCP quy mô lớn (Phụ lục 8): Quy mô nguồn vốn thường xuyên và quy mô nguồn vốn tạm thời duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn nghiên cứu: bình quân quy mô nguồn vốn thường xuyên là 27.517.344 triệu đồng, bình quân quy mô nguồn vốn tạm thời là 2.155.873 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời bình quân giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 92,7% và 7,3%.
Đối với nhóm CTCP quy mô trung bình (Phụ lục 8): Quy mô nguồn vốn thường xuyên và quy mô nguồn vốn tạm thời duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn nghiên cứu: bình quân quy mô nguồn vốn thường xuyên là 6.235.188 triệu đồng, bình quân quy mô nguồn vốn tạm thời là 418.213 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời bình quân giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 93,69% và 6,31%.
Quy mô nguồn vốn tạm thời bình quân giai đoạn nghiên cứu là 153.914 triệu đồng. Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên và tỷ trọng nguồn vốn tạm thời bình quân giai đoạn nghiên cứu lần lượt là 94,89% và 5,11%.
Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn của các CTCP ngành điện niêm yết có thể nhận thấy: Nguồn vốn thường xuyên chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn (bình quân là 93,06%). So sánh với mức bình quân cơ cấu tài sản dài hạn là 65,25% cho thấy nguồn vốn thường xuyên không những bù đắp hoàn toàn tài sản dài hạn mà còn bù đắp cả tài sản ngắn hạn. Điều này sẽ tạo ra một mức độ an toàn cao về khả năng thanh toán cho các DN ngành điện niêm yết, ổn định về sự cân bằng tài chính. Tuy nhiên, mức tỷ trọng rất cao về nguồn vốn thường xuyên cũng gây áp lực về sự gia tăng chi phí sử dụng vốn do nguồn vốn này được cấu thành từ nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn cao hơn so với nguồn vốn ngắn hạn. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn vốn dài hạn mức độ cao sẽ làm giảm tính linh hoạt trong cơ cấu nguồn vốn khi DN phải điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hướng đến mức mục tiêu.
Để lại một bình luận