Căn cứ vào phạm vi huy động, nguồn vốn của DN được phân loại thành: Nguồn vốn bên trong và Nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong được hình thành từ kết quả hoạt động kinh doanh của DN, đó là chính là lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Nguồn vốn bên ngoài được hình thành ngoài kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Để phân tích cơ cấu nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn, tác giả sử dụng các chỉ tiêu sau: (i) Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn bên trong; (ii) Quy mô và tỷ trọng nguồn vốn bên ngoài.
Biểu đồ 2.9 cho thấy: Quy mô NVBN có xu hướng giảm dần trong khi quy mô NVBT có xu hướng tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu. Quy mô NVBN giảm từ 37.299.968 triệu đồng năm 2012 xuống còn 24.999.713 triệu đồng năm 2017 (mức giảm -32,97%); quy mô NVBT tăng từ mức 3.099.269 triệu đồng năm 2012 lên 7.711.803 triệu đồng năm 2014 và duy trì ổn định ở mức bình quân là 7.780.423 triệu đồng trong giai đoạn 2014-2017
Qua phân tích cơ cấu ngồn vốn theo phạm vi huy động vốn, nhận thấy: Nguồn vốn bên trong có sự gia tăng mạnh trong cao trong giai đoạn 2012-2014; duy trì ổn định trong giai đoạn 2014-2017; nguồn vốn bên ngoài có xu hướng giảm. Cơ cấu nguồn vốn cho thấy sự độc lập trong quyết định sản xuất kinh doanh của các DN ngành điện niêm yết đã có sự gia tăng: việc thực hiện cổ phần hoá là tiền đề cho các DN nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, gia tăng nguồn vốn nội sinh, gia tăng tính độc lập với hoạt động kinh doanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn ngành điện niêm yết bởi lẽ với lộ trình xây dựng một thị trường cạnh tranh hoàn toàn trong tương lai việc các DN phải độc lập kinh doanh là phù hợp với quy luật khách quan.
Để lại một bình luận