Người lao động là chủ thể quan trọng trong DN. Họ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển trong mỗi DN. Có một số quan điểm khác nhau về NLĐ:
Từ điển Kinh tế học (2006) định nghĩa: “Người làm thuê hay NLĐ là người được người khác hoặc DN thuê để cung cấp dịch vụ lao động với tư cách là đầu vào”.
Theo quan điểm của Kinh tế chính trị: “NLĐ là người trực tiếp cung cấp sức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính quyết định và cũng là một dạng dịch vụ/hàng hóa đặc biệt của nền sản xuất xã hội”.
Trên cơ sở những khái niệm khác nhau về NLĐ, nghiên cứu đề xuất khái niệm:
Người lao động được hiểu là người đủ độ tuổi lao động, làm việc theo hợp đồng lao động mà theo đó họ phải thực hiện những công việc nhất định và được trả lương theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật hiệnhành.
Theo đó, DN phải đảm bảo một số điểm sau:
Thứ nhất, NLĐ phải là người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Các nước khác nhau quy định người trong độ tuổi này khác nhau trong Bộ luật lao động. Hiện nay, Việt Nam quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên.
Thứ hai, NLĐ tham gia vào một HĐLĐ với NSDLĐ. Đây chính là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để NLĐ và người sử dụng lao động xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ quan trọng của các bên trong quá trình làm việc.
Thứ ba, NLĐ được trả một mức lương theo thỏa thuận. Theo đó NSDLĐ và NLĐ có quyền tự do trao đổi, đàm phán và đi đến thỏa thuận về mức lương trả cho NLĐ. Mức lương này căn cứ vào giá cả của sức lao động trên thị trường để từ đó NSDLĐ trả lương cho NLĐ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện tại.
Người lao động là một trong những đối tượng được đưa vào PLLĐ, là chủ thể bất biến trong quá trình kinh doanh của DN. Bộ luật lao động Việt Nam (2012) cũng như: Bộ luật Lao động của Philippines (1974); Luật Lao động Campuchia (1997), Luật Việc làm Singgapore (2008)…và các nước trên thế giới đều xác lập NLĐ là đối tượng quan trọng. Đây là căn cứ pháp lý mà các quốc gia xác lập để bảo vệ quyền (xem hình 1- phụ lục 07) và trên quyền là lợi ích cho NLĐ.
Để lại một bình luận