Hiện các DN may có quy mô lớn đã có hệ thống làm mát bằng hơi nước 100% tại các xí nghiệp may, đổi mới trang thiết bị, PCCC. Nhờ những biện pháp đồng bộ đó đã đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp. Kết quả TNXH về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp đã có một số thành công nhất định (xem bảng 3- phụ lục 8c).
Trách nhiệm đảm bảo quyền về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp
Thực tiễn TNXH về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp đạt 3,22/5,0 điểm. Kết quả này thể hiện các DN may đã thực sự coi công tác ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp.
Thực hiện “tập huấn về ATVSLĐ, PCCC – at1” có sự đánh giá tốt nhất trong nội dung này. Có được kết quả như vậy là do cả DN lớn và DNNVV đã từng bước quan tâm đến công tác tập huấn về về ATVSLĐ, PCCC, đặc biệt thường xuyên tập huấn một số chính sách về ATVSLĐ, PCCC (xem bảng 4 – phụ lục 10). Mục đích nhằm giáo dục, tăng cường ý thức về ATVSLĐ tại các DN may. Đối với các trang thiết bị PCCC, các bộ phận liên quan hàng tuần, hàng tháng có sự hướng dẫn, để hệ thống vận hành an toàn, đồng thời có dán tem kiểm định. Theo VITAS (2017): “Công tác ATVSLĐ, PCCC được các DN may đặc biệt quan tâm. Trong năm 2016 tại các DN may khu vực phía Nam trong tháng ATVSLĐ đã tổ chức 194 cuộc tập huấn cho 118.895 NLĐ”. Thông qua đó, giúp NLĐ hiểu biết về ATVSLĐ, PCCC. Tuy nhiên, do số lượng NLĐ đặc biệt là NLĐ nữ lớn nên quy mô và cách thức huấn luyện chưa thực sự phù hợp.
Nội dung yếu kém nhất trong tiêu chí này là “không để bị vướng hoặc bị khóa các lối thoát hiểm khẩn cấp trong giờ làm việc – at2” tại cả các DN lớn và DNNVV. Các lối thoát hiểm bị khóa sẽ gây khó khăn rất lớn trong quá trình PCCC và thoát hiểm của NLĐ khi có cháy, nổ xảy ra. Thực trạng này cũng được ghi nhận trong Báo cáo tuân thủ trong ngành may mặc của ILO & IFC trong các lần gần đây (xem hình 3.6). Nguyên nhân là do đặc thù ngành may với quy mô hoạt động và số lượng NLĐ lớn cộng với việc nhà xưởng chứa nhiều hàng hóa, vật liệu dễ cháy như vải vóc, sợi, chỉ làm che chắn các lối thoát hiểm và để bảo vệ hàng hóa khỏi bị mất trộm hay NLĐ ra vào khi làm việc nên các lối thoát hiểm thường xuyên bị khóa.
Kết quả nội dung “thực hiện trang bị bảo hộ lao động – at3” có tín hiệu lạc quan ở các DN may và được hưởng ứng thực hiện cao ở các DN lớn. Trong đó, NLĐ chuyên trách phải mang các loại giày, ủng bảo vệ, những loại thiết bị bảo về mắt, đầu, chân tay, các thiết bị bảo vệ thường hô hấp hay các miếng chắn bảo vệ. Việc trang bị bảo hộ lao động như mua sắm đồng phục giúp các DN may xây dựng hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng (xem hình 3, 4- phụ lục 09). Tuy nhiên tại các DN may quy mô nhỏ và vừa đặc biệt là DN nhỏ còn ở mức chưa tuân thủ. Kết quả này cũng được VITAX (2017) ghi nhận: “Khoảng gần 40% DN may nhỏ và vừa không thực hiện đầy đủ các quy định về cung cấp và sử dụng bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay sắt, kính bảo hộ…”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến ATVSLĐ.
Các DN may các DN lớn và DNNVV “đảm bảo theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần – at4”. Bởi đặc thù của may mặc là môi trường làm việc chịu nhiều tác động của các yếu tố như bụi vải, tiếng ồn, ánh sáng và tư thế làm việc dẫn đến một số bệnh mãn tính như: bụi phổi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, các bệnh về tai, mắt, xương khớp và thoái hóa cột sống… Hoạt động này, không chỉ giúp NLĐ kịp thời phát hiện và điều trị các loại bệnh mà còn giúp NLĐ nhận biết được nguyên nhân, tác hại của bệnh nghề nghiệp. Song điều đáng bàn là công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho NLĐ nữ tại các DN may vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, còn thiếu các cơ sở tư vấn cung cấp dịch vụ này cho NLĐ nữ tại các DN may nói riêng, các khu công nghiệp mà các DN may hoạt động nói chung. Ngoài ra, vấn đề nhà vệ sinh cho lao động nữ theo Nghị định 85/NĐ-CP tại các
DN may thực tế vẫn còn khá nan giải khi chỉ một số ít các DN may lớn theo yêu cầu của khách hàng quốc tế là phải đảm bảo vấn đề này như: Tổng công ty may 10, Tổng công ty may Việt Tiến, Công ty may Sông Hồng… Minh chứng như tại Tổng công ty may 10 theo Ông Thân Đức Việt (2017): “DN phải đảm bảo 25 nữ/nhà vệ sinh nếu không làm được những điều này thì các đơn hàng hàng triệu đô sẽ không thể được ký”. Còn nhiều DN lớn khác cũng như các DNNVV còn chưa thực hiện quy định này. Bên cạnh đó, qua Chiến dịch thanh tra lao động năm 2015 trong ngành may mặc tại 152 DN còn một vài điểm tối đáng lưu ý (xem bảng 3-phụ lục 10) và theo MOLISA (2016): “Tình hình tai nạn lao động năm 2016 với 81 vụ, số người chết: 536 người, số người bị thương nặng: 1052 người, nạn nhân NLĐ nữ: 2.016 người. Trong đó tai nạn lao động các DN may chiếm từ 5-8% tai nạn lao động trong cả nước.”. Nguyên nhân là do một số DN nhỏ còn chưa quan tâm đến ATVSLĐ và để cảnh báo các DN may trong thông tư 07/2016 của MOLISA sđã quy định sản phẩm may thuộc nhóm nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trách nhiệm đảm bảo lợi ích về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp
Các DN đã tăng cường TNXH về ATVSLĐ và sức khỏe nghề nghiệp với mức điểm là 3,01/5,0 điểm. Con số này phần nào thể hiện phương châm “NLĐ là tài sản quý giá nhất” để các DN may nuôi dưỡng.
Thực hiện “chương trình chăm sóc sức khỏe nâng cao cho NLĐ- at5” của DN lớn ở mức trung bình còn DNNVV vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Đối với cung cấp bữa ăn dinh dưỡng hợp vệ sinh còn nghèo nàn tại các DN may đặc biệt là đối với các DNNVV. Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (2017):
“Gốc rễ của vấn đề chất lượng bữa ăn cho NLĐ chưa được bảo đảm là do trách nhiệm của chủ DN chưa được nâng cao, vẫn phó mặc suất ăn của NLĐ cho các nhà thầu”. Hệ quả qua mỗi “cửa” số tiền suất ăn của NLĐ từ 15000 – 20000 đồng lại bị “cắt xén”. Vì vậy, tại các DN may hỗ trợ bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và “sạch” theo đúng nghĩa vẫn là vấn đề lo ngại. Bên cạnh đó do các DN may sử dụng chủ yếu lao động phổ thông và có sự biến động lao động xuyên nên DN mới dừng lại ở việc mua BHXH, BHYT. Công tác chăm sóc sức khỏe nâng cao như mua bảo hiểm nhân thọ hay có chương trình chăm sóc sức từng cá nhân NLĐ mới chỉ là ý tưởng và đang trong quá nguyên cứu. Bởi nếu NLĐ tự ý rời bỏ DN đi nơi khác có mức thu nhập, điều kiện làm việc tốt hơn thì khoản đãi ngộ này nên tính toán như thế nào?
Tại các DN may quy mô lớn “tổ chức hoạt động văn hóa và thể thao cho NLĐ- at6” trở nên lạc quan và họ có nhiều cơ hội giao lưu với đồng nghiệp. Các DN lớn đã gắn kết NLĐ qua một số hoạt động văn hóa (xem bảng 4- phụ lục 10). Theo ông Lê Nho Thướng – Chủ tịch Công đoàn dệt may Việt Nam (2017): “Tổ chức các chương trình thể thao, văn nghệ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sống trong các DN may đã thu hút đông đảo NLĐ tham gia, tạo nên sân chơi bổ ích trong DN”. Thật vậy, những hoạt động này giúp NLĐ không chỉ rèn luyện sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, mà còn là dịp để NLĐ thể hiện năng khiếu của bản thân, bền sức, vững trí trong công việc cũng như phát huy tinh thần tập thể hơn. Song rất nhiều các thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông đòi hỏi phải có sân bãi, có sự đầu tư tổ chức các giải đấu mà tại các DN may thời gian làm thêm nhiều, ngân sách cho hoạt động này còn ít nên tổ chức những hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn từ thời gian đến địa điểm đến cách thức tổ chức. Vì vậy, “Chăm lo sức khỏe” cho NLĐ vẫn chiếu lệ tại nhiều DNNVV đặc biệt là DN nhỏ.
Để lại một bình luận