Ban hành chính sách, pháp luật
Thứ nhất, quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật của Nhà nước với từng loại văn bản khác nhau, song các quy trình nói chung đều mang tính chặt chẽ, logic, gồm các giai đoạn: Bước 1– Lập chương trình xây dựng Luật có tính bắt buộc để thúc đẩy việc soạn thảo, ban hành văn bản luật đúng tiến độ; Bước 2- Xây dựng dự thảo văn bản luật liên quan đến TNXH đảm bảo quyền tùy theo tính chất, nội dung, đối tượng mà thành lập Ban soạn thảo; Bước 3– Thẩm tra, thẩm định dự án luật là việc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét toàn diện dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền; Bước 4- Thông qua văn bản luật liên quan đến TNXH đối với NLĐ tại một hoặc nhiều kỳ họp của Quốc hội; Bước 5- Công bố văn bản luật liên quan đến TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ đã được thông qua.
Thứ hai, nội dung pháp luật liên quan đến TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ khá đồ sộ và hiện có hàng trăm văn bản đang được thực thi phủ đầy hầu hết các lĩnh vực liên quan đến quản lý Nhà nước về TNXH đối với NLĐ, gồm: Bộ luật lao động, Luật BHXH, Luật ATVSLĐ, Luật Việc làm, Luật Công đoàn…
Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật trên hiện nay còn một số bất cập như về HĐLĐ: khoản 2 Điều 3 – NSDLĐ là một bên quan trọng trong HĐLĐ chưa có hướng dẫn cụ thể ai sẽ là NSDLĐ trong các DN để ký HĐLĐ, ký kết TƯLĐTT; khoản 2 Điều 22 – khi kết thúc hợp đồng của NLĐ sau 30 ngày trở thành HĐLĐ xác định thời hạn 24 tháng hay HĐLĐ không xác định thời hạn; Điều 37 về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với điều kiện 1- Có lý do được quy định bởi luật là không phù hợp bởi NLĐ được tự do lựa chọn công việc; Về giờ làm việc tại Điều 106 – về thời gian làm thêm giờ theo tháng, theo năm quy định chưa phù hợp với các quốc gia khu vực. Trong khi đó so với các nước trong khu vực (xem bảng 3.12) số giờ làm thêm/năm: Thái Lan hơn 1596 giờ, Malaysia hơn 500 giờ, Singapore hơn 388 giờ. Đây là một quy định mà hầu hết DN may Việt Nam không thể tuân thủ được; Về tiền lương và phúc lợi tại Điều 91 quy định, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Làm cho DN khó thi hành vì thế nào là mức lương tối thiểu đảm bảo nhu cầu sống? và Điều 61 không quy định thời gian học nghề tối đa, mức lương, phúc lợi người học được hưởng dẫn tới NSDLĐ có thể lợi dụng để trốn đống BHXH; Về ATVSLĐ, theo Ông Bùi Đức Nhưỡng – Phó Cục trưởng Cục ATLĐ, (2018): “Trong công tác quản lý hoạt động kiểm định dẫn đến 1 đối tượng thiết bị, 1 kiểm định viên phải xin nhiều giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định từ nhiều bộ quản lý, ví dụ: Cẩu tháp do Bộ Xây dựng, Bộ LĐTBXH; bình áp lực do Bộ LĐTBXH, Bộ Công thương”. Điều này rất mất thời gian cho thực hiện ATVSLĐ của các DN may; Nghị định 47/2010NĐ-CP quy định mức phạt về vi phạm ATVSLĐ cao nhất là 20 triệu đồng đối với NSDLĐ và 1 triệu đồng đối với NLĐ. Mức phạt này liệu có đủ sức “răn đe” với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.
Nghị định 85/2015/NĐ-CP về chính sách đối với lao động nữ chưa thực sự đi vào cuộc sống bởi các DN may rất khó khăn trong việc thực hiện chính sách này như: “Có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc; khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, phù hợp nguyện vọng của lao động nữ”. Hay thời gian cho con bú của bà mẹ con dưới 12 tháng hoặc xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo là bài toán “hóc búa” cho các DN may.
Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách, pháp luật
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến TNXH đảm bảo quyền của các DN may luôn là vấn đề phức tạp, đa ngành nên có nhiều Bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện: Việc ban hành chính sách xuất nhập khẩu hàng may mặc, quản lý cạnh tranh, hạn ngạch xuất nhập khẩu, quản lý thị trường do Bộ Công thương chịu trách nhiệm; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành hoạch định chính sách, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách lao động; Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện chính sách về bảo hiểm; Việc quản lý, xử lý rào cản thương mại liên quan của các DN may do Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện. Như vậy, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến TNXH đảm bảo quyền cho được ban hành bởi nhiều Bộ, cơ quan ngang bộ để ban hành các văn bản, hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật.
Ngoài ra, các còn chưa cập nhật thông tin, giải đáp Bộ luật, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, chưa có cẩm nang chung về các văn bản luật này; Thực hiện miễn giảm thuế với khu vực nhà ở công nhân, khu vực phục vụ các chương trình phúc lợi chưa được quan tâm, chưa ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng nghề may và bộ tiêu chuẩn nghề may quốc gia; Công tác dự báo thị trường lao động còn thiếu linh hoạt.
Thanh kiểm tra thực thi chính sách, pháp luật
Theo các quy định hiện hành, giữ trách nhiệm, nghĩa vụ chính thanh tra trong lĩnh vực này là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan thanh tra chuyên ngành). Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát TNXH đảm bảo quyền thông qua việc thanh tra chế độ, chính sách đối với NLĐ hiện nay được giao cho nhiều cơ quan với phương thức và tính chất không hoàn toàn giống nhau như: Bộ Lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm thanh tra việc tuân thủ PLLĐ, Bộ Công thương lại chịu trách nhiệm thanh tra hạn ngạch xuất nhập khẩu, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chịu trách nhiệm thanh tra về vấn đề Công đoàn… Bên cạnh một số kết quả đó thì công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đang là khâu yếu nhất của quản lý Nhà nước về TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ. Số lượng thanh tra viên còn khá ít, tần suất thanh tra khá thấp, hoạt động thanh tra còn bị động dẫn đến tình trạng nhiều DN may vi phạm PLLĐ còn diễn ra khá phổ biến. Theo Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng ATVSLĐ: “Số lượng thanh tra viên năm 2016 là trên 500 người. Nếu con số này với khuyến nghị của ILO Việt Nam cần tới hơn 1.000 thì lực lượng thanh tra lao động của Việt Nam còn quá ít”. Bên cạnh thiếu về số lượng thì về chất lượng vẫn là vấn đề đáng quan ngại.
Như vậy, quản lý nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại trên cơ sở pháp luật buộc các DN may phải thực thi. Song vẫn còn một số bất cập trong ban hành, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, công tác thanh kiểm tra khiến cho các DN may rất “loay hoay” trong thực hiện TNXH đảm bảo quyền, lợi ích cho NLĐ.
Để lại một bình luận