Nguyên nhân khách quan
Hội nhập kinh tế quốc tế khá nhanh và mạnh làm cho sự phát triển của nhiều DN may còn chưa bền vững, chưa tích tụ đủ sức mạnh để đương đầu với cạnh tranh TMQT. Các FTA thế hệ mới có nhiều quy định về thực hiện TNXH đối với NLĐ mà các DN may không thể thực hiện trong một sớm một chiều được. Bên cạnh đó Việt Nam còn chưa ký kết các công ước số 87 và 105 về tự do hiệp hội và lao động cưỡng bức.
Quản lý nhà nước về TNXH đối với NLĐ của các DN may gặp nhiều “ổ gà” trên xa lộ thực hiện, đơn cử: quy trình xây dựng và ban hành chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu vắng những quy định cụ thể hay chính sách rõ ràng. Một số điều khoản trong BLLĐ (khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 22 BLLĐ, Điều 61, Điều 91, Điều 106), Luật ATVSLĐ trong quản lý hoạt động kiểm định, Nghị định về mức phạt vi phạm ATLĐ, Nghị định 85/2015/NĐ-CP vẫn còn một số bất cập…; Có nhiều Bộ và cơ quan ngang bộ quản lý TNXH đối với NLĐ tạo nên sự phức tạp, chồng chéo; Thông tin, giải đáp kịp thời Bộ luật, Luật và văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, chưa có cẩm nang chung về các văn bản luật này; Chưa ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng nghề may và bộ tiêu chuẩn nghề may quốc gia; Kết nối NLĐ và NSDLĐ còn tự phát, công tác dự báo thị trường lao động còn thiếu linh hoạt; Số lượng thanh tra viên còn khá ít, hoạt động kiểm tra còn rất lỏng lẻo và chế tài xử phạt còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Hiện có quá nhiều Bộ CoC về lao động và thực hiện các CoC này đòi hỏi về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực thậm chí việc xin cấp chứng chỉ TNXH đối với NLĐ còn tương đối phức tạp nên nhiều DN may ngại ngùng trong việc xin cấp các chứng chỉ này. Đây là vấn đề trở ngại của các DN may quy mô nhỏ và vừa cũng như một số DN may vừa mới gia nhập thị trường. Với mỗi đối tượng khách hàng lại yêu cầu các DN may lựa chọn bộ CoC về lao động khác nhau, mỗi lần xin cấp bộ CoC DN lại bị kiểm tra và điều này khiến DN mất rất nhiều thời gian; Đối với DNNVV hiểu biết về các CoC còn khá hạn chế, chưa có mô hình kiểu mẫu về thực hiện tốt các CoC để các DN, đặc biệt là các DNNVV học hỏi.
Các khách hàng quốc tế của các DN may Việt Nam đã, đang thắt chặt hơn các quy định về nhập khẩu sản phẩm không chỉ về chất lượng mà còn về khả năng giao hàng, đáp ứng đơn hàng cũng như việc triển khai các hoạt động sản xuất mang tính bền vững, thực hiện TNXH đảm bảo quyền và lợi ích; Các DN may hiện nay vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nước ngoài và quan hệ hợp tác, liên kết với nhà cung ứng trong và ngoài nước còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó, cộng đồng chưa gây áp lực mạnh để các DN may, đặc biệt là các DN may có quy mô vừa và nhỏ thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Nguyên nhân chủ quan
Lãnh đạo DN trong thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may còn gặp phải một số dào cản: nhiều DN may lãnh đạo DN tầm nhìn hạn chế, vẫn có quan điểm thực hiện TNXH chỉ là nghĩa vụ, hiểu biết quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ còn khá hạn chế, chưa nắm rõ quy trình, cách thức tổ chức, chưa có sự kết hợp giữa thực hiện TNXH đối với NLĐ với quản trị nhân lực cũng như phong cách lãnh đạo còn khá cứng nhắc trong thực hiện TNXH đối với NLĐ.
Nhiều DN may chưa quan tâm đúng mức đến hoạch định chiến lược bao hàm thực hiện TNXH đối với NLĐ hay hoạch định chiến lược chưa hướng đến bối cảnh với sự thay đổi của môi trường, đặc thù của các DN may là NLĐ nữ chiếm đa số.
Tại các DN may đặc biệt là DNNVV khả năng huy động nguồn vốn của DNNVV dường như rất yếu, từ việc vay vốn từ các quỹ đầu tư, các chính sách tín dụng đều gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi thực hiện. Việc áp dụng các hình thức trả lương chưa thực sự linh hoạt phù hợp và nhiều DN chưa thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; DN chưa lựa chọn mô hình thực hiện TNXH đối với NLĐ phù hợp với quy mô của các DN may. Đặc biệt là các DNNVV.
Để lại một bình luận