Đại hội của Đảng NDCM Lào lần thứ IV năm 1986, đã đánh dấu cho sự chuyển đồi từ quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung (Centrally Planned Economy) sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường (Market Oriented Economy). Từ đó, hơn 20 năm qua, nền kinh tế của nước CHDCND Lào đã có sự phát triển nhanh chóng, tạo ra thế phát triển vững chắc và bền vững trong tương lai.
Nhằm phát triển ngành thương mại, trong đó là việc xuất khẩu của nước CHDCND Lào, Chính phủ đã đề ra chiến lược phát triển và khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa là: “Khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa có trọng điểm, gắn chặt với sản xuất, thị trường và đảm bảo việc xuất khẩu bền vững, địa vị thị trường thích hợp, và được hưởng ưu đãi của nước ngoài”.
Nhằm hỗ trợ và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng nêu trên, công việc đó là:
CHDCND Lào đã xây dựng và thực thi hàng loạt các chính sách thương mại trong thời kỳ 1975-2005. Các chính sách thương mại có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại và kinh tế nước CHDCND Lào. Tuy nhiên, các chính sách thương mại thời kỳ trước năm 1986 chủ yếu là thương mại bảo hộ trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã hạn chế các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Đến năm 1986, các chính sách thương mại này đã không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của hoạt động thương mại, kinh tế bị trì trệ, những đòi hỏi phải chuyển đổi cơ chế, chính sách kinh tế được đặt ra. Sau năm 1986, thực hiện đường lối cải cách kinh tế của Đảng, các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách thương mại có những thay đổi lớn để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở.
Từ sau khi cải cách nền kinh tế, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã nhận thức rõ tầm quan trọng của XK đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn, khuyến khích XK như:
Thông qua các văn bản pháp luật đó, CHDCND Lào có một số chính sách nhằm phát triển XK hàng nông sản là:
Từ năm 1989 luật đầu tư nước ngoài và luật đầu tư trong nước đã được Quốc hội thông qua và ban hành nhằm thúc đẩy đầu tư, xúc tiến và sản xuất trong nước cũng như khuyến khích và thu hút vốn và công nghệ bên ngoài, trong đó đã dành nhiều ưu đãi cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Từ khi ban hành đến nay, để phù hợp thực tiễn phát triển đất nước và xu thế phát triển của thế giới, hai luật này đã được sửa đổi và bổ sung một số điều (1994 và 2004), hai luật đầu tư này đã có tác dụng tích cực, tạo môi trường thuận lợi để thu hút được một lượng vốn đầu tư khá lớn, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của nước CHDCND Lào những năm qua, tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị vốn đầu tư đã tăng từ 21,3% năm 2001 lên tới 29% năm 2005 và tính bình quân 5 năm qua tỷ lệ vốn đầu tư chiếm 27,8% của GDP (theo giá hiện hành), trong đó vốn đầu tư của nhân dân, của các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 17%. Đạt được kết quả trên là do môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện đã tạo điều kiện thuận lợi, sự ổn định, yên tâm và khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 1994 Chính phủ ban hành Nghị định miễn phí đặc biệt về xuất khẩu hàng nông sản, số 187/ລຍ, ngày 2/12/1994. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành Nghị định vốn
xúc tiến XNK, số 34/ລຍ, ngày 14/02/06. Nhà nước đã xóa bỏ độc quyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc kinh tế, trong đó có cả khu vực kinh tế như nhân dân được tham gia xuất khẩu. Do đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu đã tăng lên nhanh
chóng, hoạt động xuất khẩu trở lên sôi động, tính cạnh tranh đã đòi hỏi các doanh nghiệp
phải vươn lên. Những điều đó có tác động tích cực tới phát triển xuất khẩu. Năm năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,83 tỷ USD, bình quân tăng 7,1%/năm…
Những quy định thủ tục rườm rà đã từng bước được bãi bỏ. Đầu những năm 90, doanh nghiệp muốn được tham gia xuất khẩu còn phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu về vốn, phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu… Năm 1996 Nhà nước đã bãi bỏ giấy phép xuất khẩu chuyến. Chính phủ cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xuất khẩu hàng hóa thuộc đăng ký kinh doanh mà không cần giấy phép xuất khẩu, trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của Nhà nước theo kiến nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện miễn phi thuế hải quan và
thuế quan, số 230/ກຄ, ngày 04/03/1995.
Chính phủnước CHDCND Lào ban hành Nghị định số 205/ລຍ ngày 11/10/2001
về quản lý các mặt hàng XNK. Theo đó, tất cả các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm XK đều được XK. Mọi thương nhân theo quy định của pháp luật đều được quyền XK tất cả các loại hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài việc XK sản phẩm của mình cũng được XK các loại hàng hóa khác, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm XK và một số loại hàng do BộCông thương quy định cho từng thời kỳ.
Công tác điều hành XK của Chính phủ cũng từng bước được đổi mới. Hàng năm, cơ chế điều hành XK chỉ đưa ra mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, danh mục hàng cấm XK và các mặt hàng chịu sự quản lý chuyên ngành. Đến nay, các mặt hàng có hạn ngạch XK hầu như đã giảm tới mức tối thiểu.
Chính sách thị trường, xúc tiến thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính sách thương mại, việc định hướng thị trường sẽ quyết định tốc độ cũng như sự thành công của nước CHDCND Lào trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Với chính sách thâm nhập thị trường tương đối mạnh dạn, hàng hóa của nước CHDCND Lào đã có chỗ đứng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó Mỹ và EU là thị trường yêu cầu chất lượng cao, phong cách hoạt động và tâm lý kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc EU, Mỹ cũng khác nhiều với các doanh nghiệp ở Châu Á.
Từ đầu những năm 90, chính sách thị trường xuất khẩu đã được Nhà nước định hướng là việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời duy trì và phát triển quan hệ với thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng các thị trường mới, tìm thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, lâu dài cho những mặt hàngxuất khẩu quan trọng.
Về cơ bản từ năm 1995 đến nay, thị trường trong cảnước CHDCND Lào đã tự do hóa. Các hàng hóa cũng như hàng hóa công nghiệp tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tự do lưu thông rộng rãi trong cả nước. Giá cả được hình thành khách quan trên cơ sở quan hệ cung – cầu trên thị trường. Tình trạng sản xuất khép kín, tự túc được khắc phục dần, sản xuất đã bước đầu hướng ra thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, thực hiện chính sách mở cửa, thị trường được hội nhập và phát triển theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Bên cạnh những thị trường xuất khẩu. Tuy lĩnh vực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa đạt được kết quả mong muốn, những bước đầu đã định hướng cho người sản xuất tập trung vào những hàng hóa có ưu thế. Thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Thực hiện các phương châm đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa đối tác, hạn chế việc xuất khẩu một mặt hàng bị phụ thuộcvào một số ít thị trường. Trên cơ sở đó duy trì và mở rộng xuất khẩu hàng hóa của nước CHDCND Lào vào các thị trường sẵn có, đồng thời có biện pháp phù hợp để thâm nhập các thị trường mới, chú trọng các thị trường có khả năng và dung lượng lớn như thị trường Châu Á, Nga, EU, tìm cách gia nhập ở các thị trường mới như Châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm xuất khẩu qua các thị trường trung gian.
Thực hiện chỉ thị của ThủTướng chính phủ nước CHDCND Lào số 24/ຌງ, ngày
22/09/2010 về việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu – Xuất khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước, nếu thấy khâu nào chưa hợp lý, trái với Luật pháp thì cần phải để trình lên để điều chỉnh ngay và thông qua một cửa, một chữ ký, một hai ngày. Do việc triển khai công tác xác khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước có bước tiến rất đáng khích lệ.
Để mở rộng, phát triển thị trường, Chính phủ nước CHDCND Lào đã ra chiến lược “ổn định thị trường trong nước, giá cả hàng hóa bình ổn hay giao dịch có thể kiểm soát được, điều chỉnh việc cung – cầu phần lớn cho phù hợp với thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu thụ, làm cho cuộc sống của nhân dân ngày một khá, trong đó là:
Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2009 cũng đã khẳng định một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2025 là mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các đối tác, tận dụng mọi khả năng để xuất khẩu sang các thị trường. Quan điểm chủ đạo là “tạo thị trường ổn định cho một số loại nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho hàng xuất khẩu mới, tăng thêm thị phần ở các thị trường truyền thống, tiếp cận và mở rộng các thị trường mới. Cụ thể quan điểm trên là 2025.
Trong thời gian sau khi gia nhập WTO, hoạt động tìm kiếm khai thác thị trường được quan tâm đặc biệt trong hoạt động đối ngoại. Bộ Công thương đã xây dựng đề án phát triển thị trường xuất khẩu, các Bộ, ngành có liên quan có những chinh sách, biện pháp cụ thể ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm. Đến nay, thị trường xuất khẩu hàng hóa của CHDCND Lào đã được mở rộng sang các nước và vùng lãnh thổ. Bộ Công thương đã đưa ra chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chính sạch thị trường, theo đó: tiếp tục đa dạng hóa thị trường, tuy trọng tâm vẫn đặt vào thị trường châu Á -Thái Bình Dương còn nhiều tiềm năng, song chú ý nâng cao tỷ trọng các thị trường khác để đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với việc phòng ngừa biến động đột ngột. Tiếp tục đẩy mạnh buôn bán làm ăn với thị trường EU trên cả cơ sở song phương lẫn đa phương, cố gắng gia tăng quan hệ với thị trường Nga, Đông Âu phù hợp với cơ chế mới, một phần tận dụng khả năng của cộng đồng người Lào trong nước. Phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan, những nước có chung biên giới, và là những quốc gia nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Cố gắng tiếp cận, và xây dựng các thị trường Trung – Cận Đông, châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Xúc tiến thương mại là những hoạt động hỗ trợ kinh doanh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hỗ trợ xúc tiến thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp của nước CHDCND Lào trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ liên quan nghiên cứu, cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại cho các chương trình trọng điểm, nhất là những chương trình khuyếch trương mặt hàng xuất khẩu mới hoặc thâm nhập thị trường mới. Đây là chủ trương rất đúng đắn bởi nguồn kinh phí dành cho hoạt động này của nước CHDCND Lào còn rất nhỏ, nếu rải đều cho các doanh nghiệp thì hiệu quả không lớn.
Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Công thương) trong năm 2011 đã giới thiệu chương trình hỗ trợ phát triển xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, trong đó 70% kinh phí được lấy từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và 30% còn lại do doanh nghiệp đóng góp. Chương trình này được thực hiện với ba nội dung: tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát, học tập, trao đổi và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. Xây dựng một số chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình xuất khẩu nhà nước. Tổ chức hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu, có sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Thành lập Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương. Một trong những nhiệm vụ, chức năng của cục xúc tiến thương mại là giúp bộ trưởng Bộ Công thương định hướng công tác xúc tiến thương mại, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chính sách xúc tiến thương mại, nghiên cứu dự báo và định hướng thị trường trong và ngoài nước để phát triển thị trường trong và ngoài nước để phát triển thị trường, sản phẩm thương mại, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại.
Để thực hiện chính sách xúc tiến thương mại, chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm các trung tâm môi giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của nước CHDCND Lào tại một số nước, cho phép sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp và các hiệp hội trong phát triển thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
Bộ tài chính nước CHDCND Lào đã ban hành thông tư số 88/ກຄ, ngày 17/03/2011 về hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và Quyết định 72/ຌງ, ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển xuất khẩu. Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo các ngành hàng; Tuyên truyền xuất khẩu: Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của vùng, miền ra thị trường nước ngoài; mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến nước CHDCND Lào để viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho xuất khẩu của nước CHDCND Lào theo hợp đồng trọn gói.
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin xuất khẩu Bộ Công thương nước CHDCND Lào có chỉ thị 14/ກຄ, ngày 20/9/2009 về việc tăng cường công tác cung cấp
thông tin hỗ trợ xuất khẩu trên cổng thông tin thị trường nước ngoài. Thành lập cổng thông tin cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu trên công thông tin thị trường nước ngoài. Cổng thông tin thị trường nước ngoài là một kênh trực tiếp và hiệu quả để các đơn vị và thương vụ cung cấp thông tin thị trường nước ngoài phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
Trợ cấp xuất khẩu là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc một cơ quan Nhà nước) cho các khoản thu hay giá cả trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm xuất khẩu.
Ở CHDCND Lào ngày 10/10/2001 Chính phủ nước CHDCND Lào đã ra Nghị định số 205/ຌງ và nghị định số 34/TTg, ngày 14/2/2006 về thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu để khuyến khích và hỗ trợ xuất khẩu dưới hình thức: bù lãi suất dự trữ hàng hóa xuất khẩu, cấp bù lỗ khi cần thiết, thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã đi vào hoạt động, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.
Về chính sách ruộng đất Nhà nướcnước CHDCND Lào đã tạo ra sự ưu tiên hàng đầu cho người dân để tạo ra động lực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất làm cho người dân gắn với ruộng đất hơn, yên tâm đầu tư sản xuất, cải tạo và bảo vệ đất đai được giao. Chính phủ đưa đến sự thay đổi trong chính sách ruộng đất, giao cho hộ nông dân quyền sử dụng đất lâu dài ổn định. Từ đó, nhờ chính sách ruộng đất mà sẽ làm cho các loại sản phẩm nông sản của nước CHDCND Lào không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng… Bên cạnh những tác động tích cực đó việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, manh mún, phân tán, gây khó khăn cho quá trình tích tụ, tập trung, đầu tư cho sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hóa. Sự chậm trễ trong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân một mặt làm quá chậm quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, mặt khác làm xuất hiện những khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc gom đất. Việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cho nông dân chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, có xu hướng khai thác đất có tính chất bóc lột nhằm kiếm lợi trước mắt.
Để tạo đà phát triển đối với các nông sản xuất khẩu rất cần có chính đầu tư, tín dụng thích hợp cho quá trình kinh doanh, nhằm chuyển hóa các yếu tố lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng đầu tư tập trung, cắt giảm các khâu đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa bức xúc. Điểm mới trong chính sách đầu tư của Nhà nước ở giai đoạn này là ngoài các khâu đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đã có thêm nhiều nguồn vốn khác được huy động vào khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Bên cạnh nguồn vốn đầu tư do ngân sách Nhà nước cấp, các địa phương còn bổ sung thêm một số khâu đầu tư vào sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội.
Đặc biệt từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào được bổ sung và sửa đổi và nghị định của chính phủ số 119/ລຍ ngày 22 tháng 10 năm 2004, về việc
thực hiện sắc lệnh của chủ tịch nước về tạo điều kiện chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đến nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nông thôn của nước CHDCND Lào tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư chiếm khoảng 28% GDP, 13,88% huy động của nước ngoài 500 triệu USD. Đầu tư của tư nhân trong nước và ngoài nước là 18,2% và 9,9%.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm (FDI) có 585 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,8 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt 1,07 tỷ USD. Trong đó đầu tư vào công nghiệp và xây dựng 69%, nông – lâm nghiệp 4% dịch vụ 27%. Thu hút vốn ODA, trong 5 năm có 935 triệu USD, bình quân 187 triệu USD/năm và trong đó có vốn phối hợp của chính phủ 115 triệu USD. Những khoản vốn này đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nông thôn trong những năm qua.
Để chuyển sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu về kỹ thuật, chất lượng và tiêu chuẩn, chính phủ không ngừng củng cố, nâng cao về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất, nhu cầu cung cấp thông tin về khoa học công nghệ đối với người sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Trong thời gian ngắn chính sách khuyến nông đã được triển khai rộng rãi, mạng lưới khuyến nông đã được hình thành từ Trung ương tới cơ sở. Triển khai công tác khuyến nông có tác dụng thỏa mãn nhu cầu to lớn của hộ nông dân muốn chuyển sang sản xuất hàng hóa, cần được hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Chỉ tính trong sản xuất lúa gạo mùa 2004-2005, tỷ lệ người nông dân áp dụng lúa giống mới vào trong sản xuất chiếm tỷ lệ tương đối cao. Sử dụng giống mới trong lúa mùa là 80%, trong khi đó lúa chiếm là 100%.
Mặc dù có những tác động tích cực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, những công tác hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế do trình độ có thể tiếp thu và vận dụng công nghệ mới chưa cao, theo lối sản xuất truyền thống vẫn còn phổ biến, đồng thời việc phổ biến và hướng dẫn sử dụng và áp dụng công nghệ phục vụ quản lý và sản xuất kinh doanh chưa được triển khia trên diện rộng, chậm triển khai tới các vùng sản xuất hàng hóa, hoặc triển khai với hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do sự đầu tư cho hoạt động này chưa thỏa đáng.
Khi nước CHDCND Lào thực hiện chính sách “mở cửa kinh tế”, thị trường thế giới hầu như đã ổn định. Vì vậy thị trường cho hàng xuất khẩu của nước CHDCND Lào luôn khó khăn. Làm thế nào để hàng hóa nước CHDCND Lào thâm nhập vào thị trường thế giới là điều không dễ dàng. Bởi vậy, trong thời gian qua, nước CHDCND Lào dành nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu.
Biện pháp khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế thường được thực hiện dưới hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Các chế độ ưu đãi trực tiếp cho hoạt động xuất khẩu bao gồm: thuế xuất khẩu và các loại phí, lệ phí liên quan tới xuất khẩu. Các ưu đãi gián tiếp gồm thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TTĐB. Riêng thuế GTGT vừa ưu đãi trực tiếp vừa ưu đãi gián tiếp.
Từ năm 1995 trở lại đây, hệ thống thuế của nước CHDCND Lào liên tục được sửa đổi bổ sung, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp này trong việc xuất khẩu hàng ra nước ngoài.
+ Thuế xuất khẩu: Biểu thuế xuất khẩu hiện hành ban hành theo Quyết định số 45/ກຄ có 45 dòng hàng chịu thuế với 10 mức thuế từ 1- 45% (1, 2, 3, 4, 5, 10, 15, 35,
40, 45%). Trong đó chủ yếu các mặt hàng xuất khẩu có mức thuế dưới 5%. Thuế suất hàng xuất khẩu ở mức cao hơn thường dành cho các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và một số mặt hàng đó chứng tỏ Nhà nước đã tạo một ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp của nước CHDCND Lào trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
+ Thuế nhập khẩu: Theo Điều lệ 15 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành thì đối với hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 25 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan, thời hạn này có thể được kéo dài hơn nếu xét thấy phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu cho doanh nghiệp. Theo Điều 19, hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp. Đây là biện pháp khuyến khích xuất khẩu đối với các doanh nghiệp làm hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để làm hàng xuất khẩu.
+ Thuế TTĐB cũng quy định hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài đó là đối tượng chịu thuế TTĐB.
+ Thuế GTGT: Một chính sách thuế không thể thiếu trong việc khuyến khích xuất khẩu là thuế GTGT. Chính phủ đã quy định trong Luật thuế GTGT là áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Toàn bộ thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp đã nộp khi mua hàng hóa, nguyên liệu… để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ xuất khẩu sẽ được Nhà nước hoàn lại toàn bộ.
Như vậy, chính sách ưu đãi về thuế nói trên đã góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu của nước CHDCND Lào trên thị trường thế giới, khuyến khích đầu tư vào sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp nước CHDCND Lào là doanh nghiệp nhỏ và vừa, số vốn tự có của họ là quá nhỏ nên không thể tự đầu tư đổi mới công nghệ, không đáp ứng được các yêu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Vì vậy, chính sách tín dụng xây dựng sẽ hỗ trợ vốn cố định và vốn lưu động cho các doanh nghiệp thực hiện các khâu sản xuất, chế biến, thu mua, vận chuyển và thanh toán hàng xuất khẩu. Các tổ chức tín dụng đã cho vay vốn đối với mọi khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Riêng Quỹ hỗ trợ phát triển trong năm 2000 cho vay 57 tỷ Kíp; năm 2001: 287 tỷ Kíp; năm 2002: 581 tỷ Kíp; năm 2003: 693 tỷ Kíp; năm 2004 và 2005 không ký hợp đồng cho vay mới mà chỉ giải ngân các hợp đồng tín dụng đã ký với số vốn lần lượt là 595 tỷ Kíp.
Mức lãi suất cho vay theo Quyết định 176/ຌງ, ngày 10/12/2004 quy định giảm lãi suất 0,
3% so với các loại cho vay khác. Trên thực tế, chính sách hỗ trợ này thực hiện chưa được rộng rãi, mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng nông sản, dệt may, phần mềm máy tính. Để thực hiện có hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ, khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của nước CHDCND Lào, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã được thành lập theo Quyết định số 31/ຌງ, ngày
1/2/1996 (thay thế cho Quỹ khen thưởng trước đây) và được sử dụng vào mục đích:
+ Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất vay vốn ngân hàng để mua và dự trữ hàng nông sản xuất khẩu khi giá cả thị trường thế giới giảm không có lợi cho sản xuất trong nước.
+ Hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng khi gặp rủi ro trong xuất khẩu.
+ Thưởng cho việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, mặt hàng lần đầu tiên tham gia xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao được tổ chức quốc tế công nhận bằng văn bằng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và hiệu quả cao.
+ Hỗ trợ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Từ ngày 1/10/2001, chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo quy chế mới đã được áp dụng theo Quyết định số 1195/ຌງ, ngày 19/10/2001. Theo đó, doanh nghiệp
được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua hai hình thức: tín dụng trung hạn, dài hạn và tín dụng ngắn hạn. Các hình thức ưu đãi qua tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn gồm: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Hình thức ưu đãi qua tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn gồm: cho vay vốn ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Cho vay vốn ngắn hạn với lãi suất ưu đãi chỉ dành cho những đơn vị xuất khẩu những mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuất khẩu. Theo Quyết định của Bộ Công thương số755/ຬ, ngày 20/06/2001, danh
mục mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu năm 2003 gồm: gạo, lạc nhân; cà phê; chè; hạt tiêu; hạt điều đã qua chế biến; rau quả; đường, gia cầm; gốm sứ; đỗ gỗ mỹ nghệ; mây tre đan; sản phẩm tơ và lụa; sản phẩm; hàng dệt kim; máy tính nguyên chiếc và phụ kiện máy tính. Đây là 18 sản phẩm chủ yếu có sức cạnh tranh, nhằm tăng cường hỗ trợ đầu vào, giảm chi phí sản xuất
Hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình trên thị trường thế giới, giúp cho các nhà sản xuất bán được sản phẩm và mở rộng thị trường. Như vậy việc cho vay tín dụng xuất khẩu đã có một sự khởi đầu tích cực. Tuy nhiên, quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, vì vậy có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh khó tiếp cận được các nguồn vốn vay này.
Để tạo thuận lợi hơn nữa trong việc cấp tín dụng xuất khẩu, đồng thời phù hợp với nguyên tắc của WTO, Ngân hàng phát triển của nước CHDCND Lào đã được thành lập (trên cơ sở quỹ hỗ trợ xuất khẩu). Với chức năng của mình, Ngân hàng phát triển nước CHDCND Lào sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
Xúc tiến thương mại là những hoạt động hỗ trợ kinh doanh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hỗ trợ xúc tiến thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệpnước CHDCND Lào trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng.
Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ liên quan nghiên cứu, cải tiến chế độ chi hỗ trợ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại cho các chương trình trọng điểm, nhất là những chương trình khuyếch trương mặt hàng xuất khẩu mới hoặc thâm nhập thị trường mới. Đây là chủ trương rất đúng đắn bởi nguồn kinh phí dành cho hoạt động này của nước CHDCND Lào còn rất nhỏ, nếu rải đều cho các doanh nghiệp thì hiệu quả không lớn.
Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã giới thiệu chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, trong đó 70% kinh phí được lấy từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước và 30% còn lại do doanh nghiệp đóng góp. Chương trình này được thực hiện với 3 nội dung: 1)
Tổ chức cho các doanh nghiệp đi khảo sát, học tập, trao đổi và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài; 2) Xây dựng một số chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước; 3) Tổ chức hội thảo, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có sự tham gia của các đối tác nước ngoài.
Năm 2006, Bộ Công thương quyết định dành 60 triệu USD cho chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Đây được coi là mức kinh phí lớn nhất từ trước tới nay dành cho hoạt động này, trong đó các mặt hàng xuất khẩu sẽ được tập trung ưu tiên hỗ trợ là nông sản, gạo, chè, rau quả, dệt may, giày dép, các sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm khác.
Trong những năm gần đây, nước CHDCND Lào đã xác định rõ chiến lược xuất khẩu là phải tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong lượng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Tăng cường đầu tư máy móc công nghệ chế biến chế tạo cho các sản phẩm xuất khẩu nhằm tạo ra lượng giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng quốc tế. Nhưng việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu của nước CHDCND Lào so với các nước còn kém xa cả về số lượng và chất lượng, dẫn đến sức cạnh tranh các mặt hàng của nước CHDCND Lào trên thị trường quốc tế rất thấp. Để khắc phục vấn đề này nước CHDCND Lào phải xác định một số mặt hàng có thể thu hút được sự ưa thích của khách hàng, có sức cạnh tranh cao và có thể bán được trên thị trường quốc tế, đó là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Các mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước CHDCND Lào gồm các mặt hàng mà nhiều nước có nhu cầu cao, chất lượng tốt, giá thấp có thể bán chạy ở một số nước và thu được ngoại tệ cao như: các mặt hàng công nghệ thủ công, nông sản, lâm sản, điện, khoáng sản… Các mặt hàng này được coi là mặt hàng chiến lược xuất khẩu của nước CHDCND Lào. Mặt khác các mặt hàng này có thể khai thác và sản xuất trong nước có ưu thế thuận lợi về thiên nhiên, khí hậu, đất đai phù hợp, nhân dân chịu khó, giá thấp… là cơ sở tốt để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Quyết định số 1064/ຬ, ký ngày 4 tháng 6 năm 2012 và thông báo số 0973/ຬ.ກຂຬ, ngày 25/5/2011 của Bộ trưởng công thương, quy định các mặt hàng nhà nước quản lý, cho phép và cấm xuất – nhập khẩu. Trong đó cấm nhập 5 loại mặt hàng, cấm xuất 9 loại mặt hàng. Và có 25 mặt hàng phải xin phép trước khi nhập khẩu và 7 mặt hàng phải xin phép trước khi xuất khẩu.
Thông tư trên có mục đích quy định việc xuất-nhập khẩu các loại mặt hàng mà nhà nước cho phép, cấm nhập một số mặt hàng gây ô nhiễm môi trường, chất hóa học, vũ khí, ma túy… Cấm xuất khẩu một số mặt hàng chưa chế biến như: gỗ, khoáng sản và cấm xuất một số thú rừng quý hiếm và các loại ma túy… Ngoài ra còn một số mặt hàng muốn xuất – nhập khẩu phải xin phép cơ quan có quyền hạn. Đây là một chính sách thương mại nhằm tăng cường việc quản lý xuất-nhập khẩu các mặt hàng có lợi cao nhất cho việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tránh tình trạng xuất-nhập khẩu bừa bãi gây tổn hại cho nền kinh tế.
Hướng dẫn thực hiện hiệp định số 1785/ຌງ, ký ngày 06 tháng 09 năm 2010 của
Bộ Công thương về thuế nhập ưu đãi đối với hàng hóa của hai nước, nước CHDCND Lào – Việt Nam, hai Bộ Công thương nước CHDCND Lào – Bộ Công thương Việt Nam thống nhất quy định không thu thuế nhập khẩu một số mặt hàng (0%) và thu thuế nhập khẩu một số mặt hàng 50%, còn lại các mặt hàng thì thực hiện như cũ.
Theo Luật doanh nghiệp số 11/ສພຆ, ngày 9/11/2005 muốn hoạt động xuất nhập khẩu các doanh nghiệp phải đăng ký và xin phép hoạt động xuất-nhập khẩu các mặt hàng theo quy định. Nghị định 180/ຌງ, ngày 07/07/2009 quy định rõ nhiệm vụ, quyền
hạn và nghĩa vụ của các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu và các mặt hàng theo quy định trong nghị định. Có nghĩa là doanh nghiệp nào đăng ký xuất – nhập khẩu mặt hàng nào thì sẽ hoạt động xuất – nhập khẩu mặt hàng đó để tăng cường việc quản lý việc xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2020 ban hành năm 2010, đã nêu rõ không ngừng gia tăng tỉ trọng mặt hàng xuất khẩu chế biến. Mặt hàng gia công xuất khẩu có tỉ lệ nội địa hóa cho sản phẩm gia công (vẫn tăng xuất khẩu) đạt hiệu quả quá trình sản xuấtnhóm mặt hàng nông, lâm, thủy sản phải chú ý đến cây giống, con giống, công nghệ sản xuất chế biến để có được cạnh tranh cao hơn
Cùng với quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài nhằm góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 24/ຌງ, ngày 22/9/2004 đã xác định định hướng cho chính sách mặt
hàng XNK là “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. về nhập khẩu: chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến”.
Để triển khai Chiến lược phát triển XNK hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2010 – 2015 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp XNK phải quán triệt những nội dung cơ bản và thúc và xúc tiễn thực hiện chính sách mặt hàng, với mục tiêu cơ bản là: Trong thời kỳ 2010-2015, tiếp tục gia tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, chế tạo giảm dần tỷ trọng hàng thô. Theo hướng đó đến năm 2015, tỷ trọng của nhóm hàng nông – lâm sản sẽ chỉ còn 13,7% so với con số trên 39% như hiện nay. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 31% lên khoảng 53% bao gồm hàng công nghiệp và công nghệ cao.
Bộ Công thương đã đưa ra Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, hàng năm ban hành Danh mục hàng hóa trọng điểm. Theo hướng này, Các Bộ, Ngành có những chính sách ưu tiên, tạo mọi thuận lợi cho những mặt hàng đó phát triển.
Bộ Công thương cũng đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Theo mục tiêu này, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển 3 nhóm hàng: nhóm đang có lợi thế cạnh tranh gồm chế biến nông – lâm sản, dệt may, giày dép, cơ khí, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, đồ gỗ, nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm hàng công nghiệp tiềm năng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu, công nghệ thong tin.
Bên cạnh đó sẽ tiếp tục tập trung phát triển xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động sẵn có như thủy sản, nông sản, dệt may, điện tử, các sản phẩm chế tác công nghệ trung bình… Trong đó, tăng dần tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, sẽ không khuyến khích và có lộ trình phù hợp hạn chế đầu tư sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp hoặc lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường… Việc nhập khẩu sẽ được điều hành theo hướng khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn; hạn chế nhập hàng xa xỉ, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu, tranh thủ mở cửa thị trường trong các hiệp định thương mại tự do mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn…
Việc hoàn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu của nước CHDCND Lào nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát triển mạnh mẽ luôn là mối quan tâm của Đảng, chính phủ, các cấp và các ngành liên quan. Hàng năm, Chính phủ và Bộ Công thương luôn tổ chức các buổi gặp gỡ các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu để lắng nghe những ý kiến phản hồi về hiệu quả của những bộ luật, văn bản thông tưdưới luật đã ban hành để kịp điều chỉnh những tồn tại hạn chế của các văn bản đó.
Để lại một bình luận