Việc thực hiện các MRAs tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ thực hiện MRAs cấp khu vực cũng như những nỗ lực, tính chủ động và tích cực của các cơ quan trong nước.
Rà soát tiến độ thực hiện trong nước của các Bộ, ngành liên quan đến MRAs, có thể thấy một số điểm chính sau đây:
Tiến độ thực hiện cho thấy rằng: lĩnh vực nào thành lập được Uỷ ban quốc gia trong ngành nghề liên quan và xây dựng được Quy chế đánh giá càng sớm với những chỉ dẫn càng rõ ràng thì số lượng người đăng ký tham gia càng nhiều. Do đó, với tiến độ hiện nay, dễ dàng hiểu được tại sao đến thời điểm tháng 5/2018, Việt Nam mới chỉ có 204 kỹ sư và 20 kiến trúc sư đăng ký tham gia trong danh bạ của ASEAN.
Khó khăn, thách thức trong việc thực hiện MRAs:
Việc thực hiện MRAs tại Việt Nam cũng gặp một số khó khăn và vướng mắc liên quan đến các quy trình và thủ tục khá phức tạp về cả chủ quan và khách quan, về cả yếu tố kỹ thuật, năng lực và nỗ lực của các cơ quan đầu mối. Do MRAs mang tính thoả thuận, việc thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí, khuôn khổ pháp lý nội bộ của nước tiếp nhận và động thái mở cửa thị trường lao động của nước đó. Ngoài ra, những hạn chế về thông tin và nhận thức của các cơ quan liên quan, của doanh nghiệp và của người lao động cũng gây cản trở cho việc thực hiện MRAs một cách hiệu quả. Khó khăn về nguồn lực tài chính và nhân sự cũng là một trong những điểm được các Bộ, ngành liên quan đề cập tới trong quá trình rà soát.
Để lại một bình luận