Trên cơ sở các học thuyết về vốn con người, di chuyển lao động, thuyết hội nhập và phát triẻn, trong điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam, với đặc điểm nhân khẩu học với nguồn cung lao động dồi dào, việc lao động có kỹ năng di chuyển sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, nhất là trong Cộng đồng ASEAN khi cơ hội đầu tư, thương mại và dịch vụ tiếp tục được mở rộng. Di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN cũng đang hướng tới những thay đổi tích cực thông qua thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các MRAs đã ký và xem xét khả năng mở rộng MRAs/MRSs trong những ngành nghề có nhu cầu cao. Đây là điều kiện thuận lợi và đòi hỏi Việt Nam phải có những quan điểm, định hướng và chiến lược phù hợp để tận dụng các cơ hội di chuyển do ASEAN mang lại.
Để đảm bảo di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN được hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho quốc gia và bản thân người lao động di chuyển, từ kết quả phân tích di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN và thực trạng của lao động kỹ năng của Việt Nam, xuất phát từ định hướng của Đảng – Nhà nước về thúc đẩy việc làm ở nước ngoài của lao động có kỹ năng của Việt Nam cũng như từ kinh nghiệm của các nước (Phi-líp-pin và Băng-la-đét) đã được đúc kết, Luận án đề xuất các quan điểm di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam:
Nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao cũng là một yêu cầu tất yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
. Mục tiêu trở thành nhà cung cấp lao động kỹ năng cho thị trường lao động khu vực, mà trước hết là tập trung vào một số ngành ta có thế mạnh, do vậy phải gắn với mục tiêu giải quyết các vấn đề của thị trường lao động trong nước, tạo điều kiện cho nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn lực lao động được sử dụng hiệu quả hơn. Điều này góp phần quan trọng vào cải cách nền kinh tế vĩ mô gắn liền với cải cách thể chế và nâng cao tính chủ động của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả việc kết nối thể chế (bao gồm cả đầu tư, thương mại và dịch vụ), kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối con người, kết nối số và do vậy gồm cả “di chuyển lao động kỹ năng tại chỗ” theo hàm nghĩa tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, nhất là trong điều kiện ngày càng phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0.
Thực tế đã cho thấy sự phát triển thần kỳ của các quốc gia châu Á (Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc) trong đó có sự đóng góp đáng kể của những chuyên gia mang tài năng, công nghệ và vốn tri thức quay trở về đóng góp cho quê hương sau nhiều năm học tập, nghiên cứu và sinh cơ lập nghiệp ở các nước phát triển. Các nhà kinh tế gọi hiện tượng này là “brain gain”, tức sự quay trở về của chất xám hay thu thêm chất xám. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề lợi – hại trong lựa chọn và tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN, cần phải có những chính sách đúng đắn và kịp thời của cả Chính phủ và khối doanh nghiệp, nhằm: tạo cơ hội việc làm tốt cho người lao động; giảm thiểu những tổn thất do “chảy máu chất xám” gây ra; thúc đẩy lan tỏa những lợi ích do di chuyển lao động kỹ năng mang lại, đó là lợi ích về kinh tế, tri thức và công nghệ cũng như cải thiện tính cạnh tranh của lực lượng lao động và sự linh hoạt trên thị trường lao động.Mở rộng đầu tư cùng thu hút chuyên gia của khu vực, tạo môi trường cạnh tranh của lao động kỹ năng sẽ giúp dần dần tăng khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực trong nước. Với việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, Việt Nam sẽ có một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và khu vực. Có thể đánh giá, những lợi ích thu được trong tham gia di chuyển lao động kỹ năng ASEAN là lâu dài và có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam, đồng thời góp phần vào tạo ra một cộng đồng với sức mạnh liên kết để cạnh tranh và đạt được năng suất lao động cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xác định và thực hiện một số mục tiêu và lợi ích cụ thể của tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN, bao gồm:
Phải xác di chuyển lao động có kỹ năng là giải pháp chiến lược giúp Việt Nam nâng cao được năng lực cạnh tranh, đi tắt đón đầu, thu hút được nguồn lực tài chính và nguồn lực kỹ thuật thông qua tận dụng chất xám của người lao động quay trở về và phục vụ cho phát triển đất nước. Di chuyển học tập và lao động cũng chính là quyền và lợi ích chính đáng của người dân song cũng là lợi ích cho bản thân nước phái cử và tiếp nhận. Đây là điều không tránh khỏi khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào khu vực và thế giới. Vì vậy, Chính phủ cần có những những chính sách và cơ chế quản lý phù hợp đối với từng dòng di chuyển lao động, gắn các chính sách về di chuyển lao động với các chính sách phát triển vùng/địa phương hoặc các chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
Để lại một bình luận