Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần xác định tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ cần thiết đối với người dân và cần phổ cập tiếng Anh càng nhanh càng tốt, làm tiền đề cho việc hội nhập của mỗi cá nhân và việc di chuyển học tập và lao động trên một môi trường cạnh tranh quốc tế khi thế giới ngày càng phẳng và cơ hội học tập, làm việc là không giới hạn.
Việc phổ cập đòi hỏi phải có đủ số lượng giáo viên để đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của từng trường, từng vùng, từng địa phương, do đó khó có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Do vậy, trước mắt, cần tăng cường tiếng Anh ở cấp học phổ thông trung học trở lên những bậc học cao hơn hay tại các thành phố lớn, nơi có nhu cầu học tiếng Anh cao và việc sử dụng tiếng Anh phổ biến hơn, sau đó mới dần lan toả đến toàn bộ hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp học và trên toàn quốc.
Trong giảng dạy, cần cải tiến về hình thức, phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh, chất lượng giáo viên và trình độ ngoại ngữ của học sinh. Giáo viên các cấp học cần chuyển từ dạy ngữ pháp thuần túy sang dạy tăng cường khả năng giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh. Cần tích hợp kiến thức các môn học kiến thức tổng hợp như Địa lý, lịch sử… trong các giờ học ngoại ngữ để giúp học sinh phát triển hiểu biết về các quốc gia trong khu vực ASEAN và trên thế giới, giới thiệu về đất nước mình để giờ học thực tế hơn, kiến thức ngôn ngữ cũng đã được cập nhật hơn giúp học sinh phát triển tốt kiến thức và kỹ năng với tâm thế của một công dân toàn cầu. Về phía học sinh, ở bộ môn Tiếng Anh, cần tạo điều kiện để các em đã chủ động không còn ngại tham gia vào các buổi thảo luận sử dụng tiếng Anh trong các giờ học trên lớp, tham gia tốt trong các nhóm thảo luận, phát triển kỹ năng, hướng đến sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Cần tổ chức nhiều sân chơi tiếng Anh như: các kỳ Olympic, festival của thành phố, các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh… để góp phần giúp học sinh thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết… Bên cạnh các chương trình truyền thống, cần tạo điều kiện để học sinh đã có thể thể tiếp cận với chương trình quốc tế, chuẩn hóa tại trường công lập trên địa bàn.
Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế, cơ sở giáo dục nước ngoài, tranh thủ tối đa hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên ngoại ngữ; Mở rộng mô hình liên kết với các đơn vị ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài để tăng cường dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông và Chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ em ngay từ các trường mầm non.
Để lại một bình luận