Trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ 2011-2015, nền kinh tế đã dần đi vào phát triển ổn định, tăng trưởng cao hơn, sau một thời gian tốc độ tăng trưởng giảm sút, do những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra từ năm 2008. Từ năm 2014, Việt Nam đã ổn định được kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hiệu quả, đa số các lĩnh vực kinh tế đều phục hồi khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 6,68%, mức cao nhất trong vòng 8 năm trước đó; năm 2016 đạt 6,21%.và năm 2017 đạt 6,81%. Trên cơ sở đó, kinh tế Việt Nam tập trung, hướng vào:
Với khẳng định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và Nhà nước tập trung cao cho việc “hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường…” dự báo sẽ tạo điều kiện cho việc huy động tối đa, có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia cho phát triển đất nước. Việc vận hành nền kinh tế đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của thị trường đặt ra và đòi hỏi chính phủ phải thiết lập và ban hành hàng loạt chính sách kinh tế của Nhà nước liên quan đến sở hữu, đến các thành phần kinh tế, các loại thị trường (giá cả, quan hệ cung cầu và điều tiết các nguồn lực theo cơ chế thị trường), đảm bảo tính cạnh tranh và minh bạch, bình đẳng trong vận hành nền kinh tế.
Trong định hướng phát triển đất nước đến năm 2025, 2035 Việt Nam tiếp tục chú trọng đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, phát triển bền vững.Trong bối cảnh nêu trên, về trung hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức vừa phải và trạng thái ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục được củng cố. Công nghiệp, dịch vụ tiếp tục được quan tâm và ngày càng phát triển. Công nghiệp phụ trợ sẽ từng bước được định hình và phát triển theo hướng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các thành viên ký FTA với Việt Nam.
Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế mạnh cả chiều rộng lẫn bề sâu. Trong năm 2015, Việt Nam đã ký FTA với Hàn Quốc và với Liên minh Hải quan Belarus-Kazakhstan và Nga; ký kết Hiệp định đối tác toàn diện-tiến bộ Châu Á- Thái Bình Dương (CPTPP-3/2018) mặc dù tác động đến Việt Nam không mạnh bằng so với Hiệp định TPP ban đầu nhưng với thị trường trên 500 triệu dân, có tỷ trọng GDP chiếm 14% GDP toàn cầu cũng sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu đặc biệt với các sản phẩm dệt may, giầy dép.
Trong 5 năm tới, nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng mạnh sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ sẽ có chuyển biến lớn theo hướng: tiếp tục đầu tư phát triển vào các vùng trọng điểm để các vùng này là những lãnh thổ đầu tàu và bộ khung tăng trưởng quốc gia. Hình thành hệ thống đa cực, các lãnh thổ đặc biệt, các khu kinh tế ven biển, các trung tâm đô thị làm hạt nhân đột phá trên các vùng. Thúc đẩy phát triển theo các dải, hành lang kinh tế. Khai thác tiềm năng thế mạnh trên các vùng lớn để mỗi vùng có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng và phát triển KT-XH quốc gia và từng bước giải quyết chênh lệch vùng và chênh lệch lãnh thổ ở mỗi địa phương.
Có thể khẳng định rằng thành công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong các năm 2016 và 2017 (6,81%) là nhờ quyết tâm cao của chính phủ trong chỉ đạo, điều hành. Với phương châm xây dựng chính phủ “liêm chính”, “kiến tạo”.. chính phủ đã khá quyết liệt và quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp. Các bộ, ngành đã cắt giảm 30-50% các thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, giảm chi phí, giảm thời gian.. đã , đang và sẽ tạo động lực lớn cho giới doanh nghiệp, người dân huy động tối đa nguồn lực cho phát triển.
đẩy mạnh cổ phần hóa, đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
Có thể khẳng định, trong thời kỳ đổi mới, mở cửa của Việt Nam, nhận thức về vai trò, vị thế, định hướng phát triển của kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân ngày được đề cao. Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, quyền tài sản, quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh ngày được bổ sung và hoàn thiện. Phương thức quản lý nhà nước với kinh tế tư nhân, DNTN được đổi mới, tư nhân được làm những gì mà “pháp luật không cấm” .. đã tạo điều kiện kinh tế đất nước phát triển khá nhanh. Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh” kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế”[79], tiếp đến Hội nghị trung ương 5 khóa XII đưa ra mục tiêu ” Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” [80] với phương châm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển, hoàn thiên cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu, tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Với những điều kiện đó, trong giai đoạn mới thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân sẽ có bước phát triển quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế.
Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh từ 2005-2010 với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 9%/ năm và tăng trưởng nhanh hơn và mạnh của thời kỳ 2011-2015 với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm và đặc biệt năm 2013 tăng trưởng 13,2%, năm 2014 trên 14% đã tạo đà cho kinh tế thành phố tăng trưởng có tính chất đột phá vào giai đoạn 2020-2025. Với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được phát triển, hoàn thiện, hiện đại được đưa vào sử dụng: Sân bay Quốc tế Cát Bi (2016), Cầu Đình Vũ-Cát Hải(2017), Cảng Quốc tế Lạch Huyện(2018), đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng(2018) sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các dự án lớn của Vingroup, Sungroup, LG.. các doanh nghiệp trong KCN, KKT… đi vào hoạt động sẽ tạo tăng trưởng công nghiệp đạt trên 20%, xuất khẩu trên 20%, thu ngân sách sẽ tăng trên 25%.
Có thể khẳng định các yếu tố trong nước và quốc tế nêu trên dự báo sẽ tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam và kinh tế Hải Phòng vào thời kỳ mới cho sự phát triển “cất cánh”, “đột phá”, nhưng cũng đặt ra và đòi hỏi chính phủ Trung ương cũng như chính quyền thành phố Hải Phòng phải không ngừng đổi mới, tập trung cao cho việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước đặc biệt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để lại một bình luận