Khi đưa ra các quy định về sử dụng NSNN ở địa phương phải phù hợp với thực tế, không áp dụng hướng dẫn của cấp trên một cách máy móc, dập khuôn. Khi phân bổ NLTC cần phù hợp với các công trình, dự án của địa phương, công trình nào cần và hữu ích với địa phương hơn thì làm trước và xác định rõ NLTC và khả năng cân đối mới bố trí thực hiện. Theo tác giả, cần xem xét lại thứ tự ưu tiên trong sử dụng NSNN nói riêng và các NLTC nói chung cho XDNTM, trước hết, nên tập trung vào đầu tư tổ chức và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển NT bền vững. Vì vậy, cần có hướng dẫn, quy định tỷ lệ kinh phí xây dựng NTM dành cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gắn với việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu NN. Ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng mô hình NN công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản xuất NN. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là lấy thôn bản làm đơn vị phát triển kinh tế để tận dụng cao độ mối quan hệ giữa các gia đình trong một dòng tộc, liên kết thành các cộng đồng gắn bó với nhau về mặt lợi ích, là cơ sở để hình thành các hoạt động hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về thông tin, tín dụng, sức lao động,… Nhờ có sự ràng buộc về các quan hệ thân tộc, hoạt động của các tổ chức nông dân và kinh tế hợp tác tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch trong các hoạt động đòi hỏi sự tin cậy và phối hợp chặt chẽ như buôn bán, cho vay tín dụng, tham gia đầu tư,… Quy luật phát triển kinh tế xã hội yêu cầu phải phát triển các tổ chức kinh doanh ở NT trong đó trọng tâm là các DN để tối thiểu hoá chi phí giao dịch, phát triển năng lực sáng tạo, liên kết các đơn vị SXKD, kết nối với thị trường thông qua hình thức hợp đồng sản xuất giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.
Thực hiện lồng ghép các NLTC hỗ trợ đầu tư từ NSTƯ trực tiếp cho Chương trình theo kế hoạch để thuận tiện trong việc sử dụng, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, “việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, tiêu chí và ưu tiên cho các xã” đăng ký về đích.
Đối với nguồn NSNN hỗ trợ cho các địa phương, cần được phân bổ và giải ngân đúng thời hạn, tránh tình trạng việc phân bổ chậm gây khó khăn cho địa phương trong việc thực hiện kế hoạch XDNTM và giải ngân.
Hoàn thiện quy chế và kiểm tra chặt chẽ quá trình đấu thầu các công trình hạ tầng. Mỗi công trình, hạng mục công trình lớn trong đề án XDNTM cần được tiến hành dưới hình thức đầu thầu nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Khi các công trình và hạng mục công trình lớn đều đưa ra đấu thầu sẽ đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng vốn, ngoài ra, nó sẽ đảm bảo chất lượng công trình do các nhà thầu sẽ phải thực hiện nghiêm chỉnh đảm bảo uy tín.
Để lại một bình luận