Thành phần cảm xúc nói lên những trạng thái cảm xúc của người tiêu dùng đối với các biến cố mà TQ gây ra. Kết quả nghiên cứu định tính khám phá 4 thành phần gồm “sự tức giận”, “khinh ghét”, “lo lắng, hoang mang”. Kết quả minh họa ở bảng 3.6. Thành phần “sự tức giận” và “lo lắng” đã được Harmeling và cộng sự. (2015) đề cập và kiểm định. Kết quả kiểm định đã được trình bày ở phần tổng quan lý thuyết.
Nghiên cứu này phát hiện thêm thành phần “khinh ghét”. Cảm xúc “khinh ghét” là khái niệm đã từng được các nhà tâm lý học và tâm lý xã hội học nói đến ví dụ như Izard (1977); Ortony và Turner (1990); Lazarus (1991) và được vận dụng vào các nghiên cứu thuộc lĩnh vực hành vi tiêu dùng vd., Smith và Ellsworth (1985a); Haidt và cộng sự. (1994); Olatunji và cộng sự. (2007); Romani và cộng sự. (2012) . Tuy nhiên chưa thấy các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cảm xúc “khinh ghét” và hành vi tẩy chay của người tiêu dùng. Ngoài ra, kết quả kiểm định của Harmeling và cộng sự. (2015) cho thấy cảm xúc “lo lắng” có tác động nghịch chiều đến “đánh giá sản phẩm”, tuy nhiên những người tiêu dùng có cảm xúc giận dữ thì độc lập với “đánh giá sản phẩm” xuất xứ từ quốc gia gây ra biến cố. Nhóm Harmeling đề nghị cảm xúc “khinh ghét” cũng có thể tác động nghịch chiều đến “đánh giá sản phẩm”.
Do đó, nghiên cứu này đề xuất: không có mối quan hệ giữa cảm xúc “giận dữ” của người tiêu dùng và “đánh giá sản phẩm”; có mối quan hệ nghịch chiều giữa cảm xúc “khinh ghét”, “lo lắng” và “đánh giá sản phẩm”. Có mối quan hệ cùng chiều giữa cảm xúc tiêu cực (giận dữ, khinh ghét, lo lắng) và hành vi tẩy chay.
Để lại một bình luận