Sau Thế chiến thứ hai, nhằm nhanh chóng khôi phục, ổn định đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đầu tư cho công nghiệp và các đô thị lớn, làm cho thu nhập giữa cư dân đô thị và cư dân NT ngày càng doãng ra một cách gay gắt. Đồng thời, một lượng lớn cư dân NT di cư đến các đô thị lớn, càng khiến sự chênh lệch giữa hai khu vực này tăng thêm, xã hội truyền thống NT Nhật gần như “tiêu điều”, nhân khẩu NT giảm đi đáng kể[48]. Nhằm giải quyết vấn đề này, với mục đích phát triển hài hòa NT – đô thị, Chính phủ Nhật Bản chủ trương vận động chương trình “Chấn hưng NT”, kèm theo đó là nhiều giải pháp, cách làm khác nhau trong từng giai đoạn[8, 18, 48]. Một số kinh nghiệm quản lý huy động và sử dụng NLTC rút ra từ quá trình thực hiện cải cách NT của Nhật Bản:
Một là, xây dựng và thực hiện hệ thống pháp luật, chính sách đồng bộ cho huy động và sử dụng NLTC cho phát triển NN, NT
Hai là, đầu tư NLTC lớn cho phát triển NN, NT. Để giải quyết vấn đề thiếu NLTC đầu tư cho phát triển NN, Nhật Bản đã xây dựng chính sách hỗ trợ NN như trợ giá nông sản, xây dựng quỹ rủi ro về giá nông sản. Chú trọng đầu tư cho CSHT NN, NT, trong đó người ND bỏ ra 30%, Chính phủ bỏ ra 70%.
Ba là, khuyến khích người ND tích cực tham gia, coi trọng tính tự lập tự chủ, coi trọng NLTC từ cộng đồng.
Bốn là, phát huy đầy đủ vai trò của hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trong liên kết SXKD trong NN, đây là một tổ chức bao quát các vấn đề về NN, NT và ND. Hiện nay, trên 99% số hộ ND ở Nhật Bản đều trực thuộc tổ chức này. Thông qua sức mạnh tập thể, mạng lưới HTX phân bố khắp cả nước đã cung cấp cho ND những dịch vụ nhanh chóng, chu đáo, hiệu quả đã thúc đẩy kinh tế NT phát triển, nâng cao đời sống cho người ND, bảo vệ quyền và lợi ích cho người ND, thúc đẩy HĐH NN và NT.
Để lại một bình luận