Sau 6 năm thực hiện, Chương trình đạt nhiều kết quả tích cực và toàn diện, từng bước đi vào chiều sâu, Hà Tĩnh được Trung ương đánh giá là điểm sáng của cả nước trong XDNTM. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân theo Bộ tiêu chí quốc gia là 14,4 tiêu chí (Bảng 3.2). Đến cuối năm 2016, có 81 xã đạt chuẩn NTM (35,37%); 30 xã đạt 13-18 tiêu chí (13%); 101 xã đạt 10-12 tiêu chí (44,1%); 17 xã đạt 9 tiêu chí (7,42%) và không còn xã dưới 9 tiêu chí[85].
Công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch giúp các địa phương chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai đảm bảo kế hoạch phát triển KT-XH đề ra. Tất cả các xã cơ bản đều đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch NTM theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc, ban hành quy chế quản lý thực hiện; một số xã bước đầu đã thực hiện việc quy hoạch gắn với chỉnh trang khu dân cư, xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu; Quy hoạch thiết kế vườn hộ đã được triển khai ở nhiều địa phương. Trong quá trình lập kế hoạch quy hoạch, kế hoạch XDNTM, BQL Chương trình XDNTM đã tổ chức xin ý kiến của Đảng bộ xã, HĐND xã và họp với đại diện của người dân trong từng thôn.
Hạ tầng KT-XH
Hạ tầng KT-XH thiết yếu, nhất là ở thôn, xã được đầu tư xây dựng, vừa tạo điều kiện tốt hơn cho sinh hoạt của người dân, vừa tạo ra bộ mặt mới khang trang, từng bước hiện đại hoá NT. Tính đến cuối năm 2016, các địa phương đã nhựa hóa và bê tông hóa hơn 4.256 km đường giao thông NT; 1.450 km kênh mương nội đồng, di dời lên 9.208 cột điện không đảm bảo hành lang an toàn giao thông; xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa 157 nhà văn hóa xã, 131 khu thể thao xã, 199 nhà học đạt chuẩn Quốc gia, 285 nhà văn hóa thôn, 164 khu thể thao thôn.
Đến cuối năm 2016, có 62 xã đạt tiêu chí Giao thông; 132 xã đạt tiêu chí Thủy lợi; 117 xã đạt tiêu chí trường học; 60 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hoá ; 64/147 xã có chợ NT đạt chuẩn; 228 xã đạt tiêu chí Bưu điện; 167 xã đạt tiêu chí Nhà ở dân cư.
Kinh tế và tổ chức sản xuất
Giai đoạn 2011-2016, tái cơ cấu ngành NNN đạt kết quả quan trọng, đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản lên 7,96%. Tổng số mô hình sản xuất NN toàn Tỉnh hiện nay đạt doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, có 3.303 Tổ hợp tác, 1.117 HTX, 1.888 DN trên địa bàn NT; một số sản phẩm NN chủ lực thu hút được DN lớn vào đầu tư, tăng nhanh về quy mô, chất lượng, từng bước phát triển chuỗi liên kết, như: Chăn nuôi bò chất lượng cao của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, chăn nuôi bò giống và bò thịt chất lượng cao của Công ty Bình Hà (thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), phát triển các cơ sở chăn nuôi lợn nái, cung ứng giống cho liên kết quy mô vừa và nhỏ; nuôi tôm thâm canh công nghệ cao,…
Đến cuối năm 2016, 111 xã đạt tiêu chí giảm Hộ nghèo; 228 xã đạt tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; 126 xã đạt tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất, có 70 xã đạt tiêu chí Thu nhập.
Trong giai đoạn 2011 – 2016, Hà Tĩnh đã hỗ trợ các mô hình SXKD, phát triển kinh tế để người nghèo có việc làm, nâng cao thu nhập, đã tác động sâu sắc tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, được xem là giải pháp căn bản, quan trọng để giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Bằng nhiều giải pháp thiết thực, người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; các nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản đước đáp ứng như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý, xuất khẩu lao động…
Sau 6 năm thực hiện XDNTM, tính theo chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm gần bằng với bình quân chung cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2011 là 23,91%, đến cuối năm 2016 giảm xuống còn 4,82%, Tỷ lệ hộ cận nghèo đầu năm 2011 là 16,53%, đến cuối năm 2016 giảm còn 7,36. Theo kết quả điều tra, trong số 41.248 hộ nghèo và 30.622 hộ cận nghèo thì có tới trên 92% nằm trong diện nghèo về thu nhập, chỉ có trên 7% thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với XDNTM được triển khai tích cực, có hiệu quả. Các phong trào văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng được các cấp, các ngành và đông đảo người dân tham gia. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được quan tâm; tổ chức nhiều hoạt động vinh danh danh nhân văn hóa thế giới, Đại thi hào Nguyễn Du; vinh danh Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hình thành nhiều câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm ở cơ sở và trường học. Chất lượng giáo được giữ vững, giáo dục mũi nhọn đạt kết quả khá ở tất cả các cấp; công tác đào tạo nghề cho người lao động NT được đẩy mạnh. Chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ được cải thiện; thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Công tác môi trường được các địa phương quan tâm cao hơn, nhất là việc xây dựng các điểm thu gom rác thải, lắp đặt thùng rác nhỏ. Tỷ lệ người dân NT được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90%, trong đó 39% được sử dụng nước đạt Quy chuẩn Quốc gia.
Đến cuối năm 2016, có 229 xã đạt tiêu chí Giáo dục; 187 xã đạt tiêu chí Y tế; 125 xã đạt tiêu chí Văn hóa; 60 xã đạt tiêu chí Môi trường.
Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội.
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở tiếp tục được kiện toàn, cán bộ cấp xã chuẩn hóa tăng nhanh, đến nay cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn đạt 87,7%. An ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào XDNTM được tăng cường hơn. Các mô hình quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải được hình thành và hoạt động đạt hiệu quả cao.
Đến nay, có 97 xã đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị xã hội; 191 xã đạt chuẩn về An ninh trật tự xã hội
Để lại một bình luận