• Những tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo nước ta
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới, biển nước ta chạy dọc theo chiều dài của đất nước từ Bắc vào Nam có 28 tỉnh thành ven biển, bờ biển dài có 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi biển đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển, nhiều bãi biển lớn, nhỏ nông, thoải, nước trong và sạch, nhiều bãi cát đẹp, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành, là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch biển, đảo cao cấp nhưbãi biển Tuần Châu (Quảng Ninh), bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng), bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), biển Cửa Lò (Nghệ An), biển Nhật Lệ (Quảng Bình), bãi biển Non Nước, Nam Ô, Mỹ Khê (TP Đà Nẵng), bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa), bãi biển Ninh Chữ (Ninh Thuận), biển Phan Thiết (Bình Thuận), bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc, Long Hải, Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), bãi biển Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang); có một số đảo, quần đảo tuyệt đẹp đã được UNESCO công nhận là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới đã được xếp vào Di sản văn hóa thế giới đó là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); các đảo, quần đảo lớn khác như Đảo Cát Bà, (Hải Phòng), Đảo Tuần Châu (Quảng Ninh), Quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)…, đây là những quần đảo có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Đến năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới trong đó có nhiều khu ven biển như Cát Bà, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang, có 30 vườn quốc gia như Côn Đảo, Mũi Cà Mau, Phú Quốc, U Minh Hạ, U Minh Thượng… có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông (Lâm Đồng); suối nước nóng Kim Bôi (Hòa Bình), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), suối nước nóng Quang Hanh (Quảng Ninh), trong đó có nhiều khu suối nước nóng sát biển, hợp thành những khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh tuyệt vời. Đây là những tài nguyên vô cùng quý giá để nước ta phát triển một ngành kinh tế “không ống khói” du lịch biển, đảo, đây cũng chính là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới trong thế kỷ 21.
• Những hạn chế, yếu kém của dịch vụ du lịch và du lịch biển, đảo của nước ta
Là một quốc gia biển, nhiều tiềm năng và lợi thế nói trên. Tuy nhiên cho đến nay du lịch nước ta nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng vẫn còn hết sức khiêm tốn so với các nước trong khu vực; ví dụ như Malaysia, năm 2012, ngành công nghiệp du lịch đã đón 25,03 triệu lượt khách với tổng thu từ du lịch đạt 60,6 tỷ ringgit (19,06 tỷ USD); năm 2014 Malaysia đặt mục tiêu đón 26,8 triệu lượt khách và tổng thu đạt 65 tỷ ringgit (20,44 tỷ USD) [198], hay Singapor năm 2011 đạt mức kỷ lục đón 13,2 triệu lượt khách, với doanh thu là 22,2 tỷ đô la Singapore (17,8 tỉ USD); Theo kế hoạch, đến năm 2015, đảo quốc này sẽ thu hút được 17 triệu lượt khách, doanh thu 30 tỷ đô la Singapore; Thái Lan, mặc dù là quốc gia trong hơn 10 năm qua có nhiều biến động về chính trị, song năm 2012, Thái Lan đã đón trên 20,5 triệu lượt khách, với mức doanh thu đạt khoảng 25 tỷ USD.
Trong khi Việt Nam được xem như một trong những quốc gia có sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là điểm đến đầy tiềm năng của du khách trong và ngoài nước nhưng năm 2010 số lượt khách quốc tế đến nước ta đã đạt 5 triệu, khách nội địa cũng tăng nhanh đạt 28 triệu lượt khách với tổng doanh thu đạt 96 ngàn tỷ (4,5 tỷ USD), năm 2012 là 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng (7,8 tỷ USD) [14], năm 2014 Việt Nam thu hút 8 triệu khách du lịch quốc tế và 40 triệu khách nội địa, doanh thu khoảng 220 nghìn tỷ đồng (khoảng 10,42 tỷ USD). Mặc dù lượng khách không ngừng tăng theo từng năm, nhưng mức doanh thu tăng khá khiêm tốn, thậm chí còn giảm, như năm 2014 chỉ đạt khoảng 10,42 tỷ USD, thấp hơn năm 2013.
Để lại một bình luận