3. Kế toán kết quả kinh doanh ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá.
3.1. Kế toán kết quả kinh doanh ngoại tệ.
Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ theo phương pháp hạch toán theo nguyên tệ được thực hiện trong kỳ kế toán tháng. Cuối hàng tháng kế toán các NHTM xác định số chênh lệch giữa giá trị ngoại tệ đã bán trong tháng theo tỷ giá thực tế đã bán ra (doanh số bán ra thể hiện bên Có TK 4712) với giá trị ngoại tệ đã bán theo tỷ giá thực tế mua vào bình quân (doanh số mua vào thể hiện bên Nợ TK 4712). Kết quả tìm được sẽ xảy ra một trong ba trường hợp:
Nếu doanh số bán ra = Doanh số mua vào Hoà vốn
Nếu doanh số bán ra > Doanh số mua vào Chênh lệch lãi
Nếu doanh số bán ra < Doanh số mua vào Chênh lệch lỗ
Công thức để tính tỷ giá thực tế mua vào bình quân:
Sau khi xác định được số chênh lệch lãi tiến hành xác định thuế GTGT phải nộp theo thuế suất là 10% trên giá trị gia tăng – lãi
Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán lập chứng từ để phản ánh vào TK thu nhập về kinh doanh ngoại tệ nếu lãi, hoặc TK chi phí về kinh doanh ngoại tệ nếu lỗ đối ứng với TK 4712 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh.
+ Trường hợp chênh lệch lãi, ghi:
Nợ: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
Có: – TK thu nhập – thu về kinh doanh ngoại tệ
+ Trường hợp chênh lệch lỗ, ghi:
Nợ: – TK chi phí – chi về kinh doanh ngoại tệ
Có: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
Ví dụ về cách tính toán và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ:
Ví dụ 1: Trong tháng ngân hàng bán ra 200.000 USD gồm 3 đợt:
– Số tiền thu về do bán 200.000 USD trong 3 đợt:
1.500 triệu + 328 triệu + 1.180 triệu = 3.008 triệu
– Số tiền chi ra để mua 200.000 USD theo tỷ giá mua vào bình quân trong tháng:
15.020 đồng x 200.000 USD = 3.004 triệu đồng
– Chênh lệch lãi:
3.008 triệu – 3.004 triệu = 4 triệu đồng
– Hạch toán:
Nợ: – TK 4912 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh: 4 triệu đồng
Có: – TK thu về kinh doanh ngoại tệ: 4 triệu đồng
Ví dụ 2: Trong tháng bán ra 10.000 EUR
– Số tiền thực thu bán 10.000 EUR = 160 triệu đồng
– Số tiền chi ra để mua 10.000 EUR theo tỷ giá thực tế mua vào bình quân:
16.010 đồng x 10.000 EUR = 160,1 triệu đồng
– Chênh lệch lỗ :
160,1 triệu – 160 triệu = 0,1 triệu đồng
Hạch toán:
Nợ: – TK chi phí về kinh doanh ngoại tệ: 100.000 đồng
Có: – TK 4712 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh: 100.000 đồng
3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá.
Trong quá trình kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng thương mại luôn có một lượng ngoại tệ tồn quỹ do chưa bán ra hết, trong khi đó tỷ giá các loại ngoại tệ luôn biến động tăng hoặc giảm nên hàng tháng phải tính toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá để hạch toán số chênh lệch này vào tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 6311).
Ngày cuối tháng, kế toán tính toán xác định số chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh trên cơ sở so sánh số dư tài khoản “Mua bán ngoại tệ kinh doanh” (TK 4711) sau khi đã quy đổi ra VND theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày cuối tháng (ngày điều chỉnh) với số dư TK “Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4712) để tìm ra số chênh lệch. Số chênh lệch này sẽ hạch toán vào bên Có hoặc bên Nợ TK 6311 đối ứng với TK 4712 để đảm bảo số dư TK 4711 (đã quy về VND) luôn cân bằng với số dư TK 4712 theo từng loại ngoại tệ.
Căn cứ vào số chênh lệch đã tính toán được, kế toán lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:
Nếu số dư TK 4711 (đã quy về VND) > số dư TK 4712 tăng, hạch toán:
Nợ: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
Có: – TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (6311)
Nếu số dư TK 4711 (đã quy về VND) < số dư TK 4712 giảm, hạch toán:
Nợ: – TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (6311)
Có: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)
Ví dụ 1: Tại ngân hàng thương mại A, cuối ngày 30 tháng 6 có tình hình:
+ TK 4711 dư Có 50.000 USD
+ TK 4712 dư Nợ 742.000.000 đ
+Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 30/6 = 15.000 đ/USD
Tính toán và hạch toán:
Quy đổi 50.000 USD ra VND theo tỷ giá 15.000 đ/USD
15.000 đ x 50.000 USD = 750 triệu đồng
So sánh dư Có của TK 4711 ( đã qui đổi) với dư Nợ TK 4712:
750 triệu đồng – 742 triệu đồng = + 8 triệu đồng
Hạch toán:
Nợ: – TK 4712: 8 triệu đồng
Có: – TK 6311: 8 triệu đồng
Ví dụ 2: Tại ngân hàng thương mại B, cuối ngày 31 tháng 7 có tình hình:
+ TK 4711 dư Có 40.000 USD
+ TK 4712 dư Nợ 603.000.000 đ
Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối ngày 31/7 = 15.010 đ/USD
Tính toán và hạch toán:
Quy đổi 40.000 USD ra VND theo tỷ giá 15.010 đ/USD:
15.010 đ x 40.000 USD = 600,4 triệu đồng
So sánh dư Có của TK 4711 (đã qui đổi) với dư Nợ TK 4712:
600,4 triệu đồng – 603 triệu đồng = – 2,6 triệu đồng
Hạch toán:
Nợ: – TK 6311 : 2,6 triệu đồng
Có: – TK 4712: 2,6 triệu đồng
Để lại một bình luận