Hệ số của biến “đổi mới công nghệ” của Việt Nam (CFIit) có giá trị dương.
Kết quả này cho thấy, đổi mới công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU. Cụ thể là, khi chỉ số về chất lượng đổi mới công nghệ của Việt Nam tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sẽ tăng lên 0,106%. Đổi mới công nghệ có vai trò quyết định việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng chế biến cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển và hầu như chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như chưa tham gia vào các hoạt động R&D. Phần lớn đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chỉ mang tính thụ động và chủ yếu từ
Hệ số của biến “đổi mới công nghệ” của Việt Nam (CFIit) có giá trị dương.
Kết quả này cho thấy, đổi mới công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU. Cụ thể là, khi chỉ số về chất lượng đổi mới công nghệ của Việt Nam tăng lên 1% thì xuất khẩu hàng chế biến sẽ tăng lên 0,106%. Đổi mới công nghệ có vai trò quyết định việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng chế biến cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triẻn và hầu như chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như chưa tham gia vào các hoạt động R&D. Phần lớn đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chỉ mang tính thụ động và chủ yếu từ
công nghệ nhập khẩu. Đổi mới công nghệ là yếu tố rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, cũng là vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý. Tính tự chủ của doanh nghiệp, việc tạo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hiệu quả, tạo hành lang pháp lý thông thoáng của Nhà nước là điều kiện then chốt cho quá trình đổi mới công nghệ, đóng góp vào việc đưa khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới tiến gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.
Do vậy, các doanh nghiệp nên chấp nhận khó khăn, rủi ro trong giai đoạn ban đầu để đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ để hòa nhập được với thị trường và phát triển xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động đổi mới công nghệ. Đây là một yêu cầu cấp thiết để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ hiện nay.
Để lại một bình luận