– Xóa bỏ dần thuế quan
Các hiệp định đều quy định việc xoá bỏ dần thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với phần lớn hàng hoá trao đổi thương mại giữa các bên tham gia hiệp định. Mỗi hiệp định đều có mức độ, lộ trình và nội dung của các giai đoạn tự do hoá khác nhau. Việc xác định các loại hàng và tỷ lệ các loại hàng đưa vào ngoại lệ tự do hoá cũng khác nhau tuỳ từng hiệp định. Gạo và đường là 2 loại mặt hàng có giai đoạn giảm thuế được quy định dài hơn. EU loại các mặt hàng này ra khỏi danh mục cam kết. Về cơ bản, EU tự do hoá gần như toàn bộ thương mại của khối đối với những hàng hoá có xuất xứ từ các nước đang phát tri ển tham gia vào hiệp định. Các nước đang phát triển này có thể đưa các hàng hoá nhạy cảm ra khỏi cam kết tự do hoá. Mức độ loại trừ có thể khác nhau tùy theo từng hiệp định và phụ thuộc vào đàm phán giữa các bên.
– Quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ trong các FTA của EU để xác định rõ xuất xứ hàng hoá từ nước thành viên và xác định nguồn gốc của hàng nhập khẩu. Điều này là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng với mục đích nhằm áp dụng ưu đãi thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại, mác xuất xứ, thực thi hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan.
– Hải quan và thuận lợi hoá thương mại
Các FTA của EU đều đánh giá cao tầm quan trọng của hải quan và thuận lợi hoá hải quan trong thương mại. B ởi lẽ, luật và thủ tục hải quan quy định những quy tắc và thủ tục xác định điều kiện phải nộp thuế, còn thuận lợi hoá hải quan giải quyết các biện pháp để giảm thiểu chi phí giao dịch về việc thông quan. Quy định về thúc đẩy hợp tác giữa các bên tham gia trong các hiệp định nhằm mục đích trao đổi thông tin về luật, quy định và các thủ tục hải quan; hợp tác đấu tranh chống vi phạm và gian lận trong hải quan và những vấn đề khác có liên quan; triển khai những sáng kiến chung để cải thiện các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh; hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức hải quan thế giới (WCO).
– Các biện pháp phi thuế quan và rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Các hiệp định của EU và các đối tác đều khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc nghiêm cấm biện pháp hạn chế định lượng và các biện pháp tương đương. Điều này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi thực hiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn và biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, tài nguyên thiên nhiên,…
Đối với rào cản kỹ thuật trong các hiệp định quy định các bên tham gia phải thông báo cụ thể những đề xuất về quy chuẩn, tiêu chuẩn đặc biệt liên quan đến thương mại giữa các bên. B ên cạnh đó, khi có những vấn đề phát sinh, các bên có những cam kết để thông báo và tham vấn song phương. Ngoài ra, các hiệp định còn có cam kết hợp tác trong các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật chú trọng vào các vấn đề sau: chỉ định các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp SPS của cả hai bên; hợp tác để thiết lập việc hài hòa hóa các biện pháp vệ sinh động thực vật của cả hai bên; chấp hành các nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế; các nguyên tắc về tính minh bạch.
– Các công cụ phòng vệ thương mại
Các FTA của EU đều quy định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp dẫn chiếu đến những Hiệp định liên quan của WTO. Theo đó, cho phép các bên được áp dụng những biện pháp này khi cần thiết và cho phép các bên áp dụng các biện pháp tự vệ đa phương theo quy định liên quan của WTO. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong một số hiệp định, EU cam kết miễn áp dụng các biện pháp tự vệ đa phương đối với hàng nhập khẩu từ phía đối tác trong thời gian 5 năm.
– Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp
Một số FTA quy định rằng các bên không được áp dụng chương trình trợ cấp mới nào, không được phép tăng mức trợ cấp xuất khẩu cho nông sản. Thêm vào đó, EU cam kết xóa bỏ mọi trợ cấp xuất khẩu hiện đang áp dụng đối với những nông sản mà nước thành viên liên quan đã cam kết xóa bỏ thuế quan.
– Dịch vụ, đầu tư và di chuyển vốn
Hiện nay, các FTA thế hệ mới đều có các điều khoản về tự do hóa thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển vốn.
Về dịch vụ, điểm đặc thù trong các FTA của EU với các nước đang phát tri ển đó là các nước đang phát triển liên quan gần như được tiếp cận hoàn toàn với thị trường EU cho dù những nước này chỉ mở cửa dần dần thị trường của họ với biện pháp tự vệ trong các giai đoạn chuyển đổi. Cam kết tự do hóa được nêu rõ ràng với từng bên, từng ngành dịch vụ và phương thức cung cấp theo biểu cam kết. Mỗi bên tham gia đều có quyền quản lý thị trường của riêng mình và hiệp định quy định phối kết hợp trong quản lý một số ngành bao gồm du lịch, vận tải hàng hóa bằng đường biển, tài chính và viễn thông trên nguyên tắc các bên đã thống nhất. Một trong những lợi ích mà một FTA về ngành dịch vụ có thể đem lại đối với các nước đang phát triển là cam kết của EU về vấn đề di chuyển thể nhân gồm có khách kinh doanh ngắn hạn, người bán hàng, nhà đầu tư,…
Về đầu tư, các bên tham gia đảm bảo một mức độ bảo hộ đầu tư cao, đồng thời duy trì quyền quản lý và theo đuổi các mục tiêu chính đáng đó là bảo vệ sức khỏe. sự an toàn của con người và bảo vệ môi trường.
Về di chuyển vốn, việc tự do hóa hoàn toàn luân chuyển và thanh toán vãng lai cũng phải chịu các biện pháp tự vệ thông thường đe bảo vệ hệ thống tiền tệ khi cần thiết.
– Cạnh tranh, mua sắm công và bảo vệ dữ liệu cá nhân
Về vấn đề cạnh tranh, trong các FTA nghiêm cấm hành vi hạn chế cạnh tranh gây ảnh hưởng đến thương mại giữa các bên. Quy định này chủ yếu liên quan đến các các-ten và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, có các điều khoản về hành vi của doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Về vấn đề mua sắm công, các quy định về một số nguyên tắc đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với các bên tham gia và quy định về tính công khai. minh bạch đối với những hợp đồng lớn.
Về bảo vệ dữ liệu cá nhân, các hiệp định nhấn mạnh tầm quan trọng của quy định về vấn đề này.
– Đổi mới và sở hữu trí tuệ
Các FTA của EU đều có một chương về bảo hộ sở hữu trí tuệ (IP) và đổi mới sáng tạo, phát tri en công nghệ.
Ngoài việc yêu cầu các bên tuân thủ những công ước quốc tế hiện có về bảo hộ sở hữu trí tuệ, hiệp định còn quy định về mở rộng hợp tác giữa các bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ và đổi mới kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nội dung về hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu và trung tâm kỹ thuật, trao đổi học giả, mạng lưới nghiên cứu chung,… cũng được quy định trong hiệp định. Một số ngành có quy định về hợp tác nghiên cứu như xã hội thông tin, công nghệ thông tin truyền thông.
Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các điều khoản có tính chính xác hơn so với quy định trong WTO. Một trong những vấn đề chính được chú trọng trong chính sách thương mại của EU đó những quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quy định liên quan đến việc bảo hộ nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian.
FTA của EU ủng hộ việc hài hòa hóa các quy định về sở hữu trí tuệ ở cấp khu vực cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ quốc gia trong khu vực.
– Phát triển bền vững và các khía cạnh xã hội
Những quy định này công nhận quyền của các bên được quản lý thị trường của mình, đồng thời các bên phải liên tục cập nhật thông tin cho nhau để tránh tạo ra cản trở đối với thương mại và cần đưa ra định hướng sự hài hòa những chính sách này giữa các bên tham gia.
– Hợp tác phát triển
Trong các FTA của EU với các nước đang phát triển thường có quy định riêng về hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật theo từng chủ đề.
– Tránh tranh chấp và giải quyết tranh chấp
Các FTA của EU đều có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp đối với tất cả các vấn đề phát sinh trong khuôn khổ của hiệp định. Có những hiệp định loại bỏ những quy định về hợp tác tài chính phát triển. Các bên cũng có thể chọn quy trình giải quyết tranh chấp của WTO để áp dụng nhưng hai quy trình không được phép thực hiện cùng thời điểm.
Để lại một bình luận