Dệt may
Trong nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực. Hiện tại, Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc, chỉ xếp sau Trung Quốc, Bangladesh và Ân Độ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ cao và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam sau Mỹ. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU thời gian gần đây đã có những bước đi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa cân xứng với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam và thị trường nhiều tiềm năng này.
Mặc dù sản xuất quần áo may sẵn vốn có truyền thống lâu đời tại Việt Nam, tuy nhiên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mới diễn ra trong thời gian không xa. Từ khi Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may nằm trong số những nhóm ngành đầu tiên thành lập và cho đến nay vẫn không ngừng phát triển, nhất là sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tính đến năm 2017, ước tính trong ngành hiện tồn tại khoảng 6000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5101 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 85%, số doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp chiếm 13% và chỉ có 119 doanh nghiệp (chiếm 2%) là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến xơ, sợi. Trong giai đoạn 2007 – 2015, Việt Nam nằm trong số 3 quốc gia tăng trưởng mạnh về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Châu Âu với tốc độ trên 25%/năm và khoảng 3 tỉ USD/năm. Các sản phẩm dệt may chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bao gồm áo vest nam, trang phục nam, áo đầm nữ… Tiềm năng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào thị trường EU rất lớn. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang các thị trường chủ lực chỉ đạt mức thấp, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%. Đến năm 2017, tình hình dệt may thế giới không có quá nhiều biến động và vẫn còn nhiều yếu tố gây khó khăn cho dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU đã vượt khó để tăng trưởng và đạt mức 4 tỷ USD tăng 9,1%. Đóng góp cho sự tăng trưởng khá chủ yếu nhờ xuất khẩu các sản phẩm may gồm các mặt hàng áo thun, quần, quần áo trẻ em, áo sơ mi, đồ lót.
Trước bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn, tình hình xuất khẩu dệt may của nhiều quốc gia ít khả quan, sự nỗ lực cố gắng của ngành Dệt may thời gian qua đáng được ghi nhận bên cạnh đó, để đạt được các kết quả trên phải kể đến sự đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp từ Chính phủ, các ộ, ngành thông qua việc chỉ đạo và triển khai thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Để lại một bình luận