Khái niệm xuất khẩu:
Trong giáo trình Thương mại quốc tế của Đinh Thị Liên và cộng sự (2011), ”Hoạt động thương mại hàng hóa là lĩnh vực hoạt động xuất hiện đầu tiên trong thương mại quốc tế, phát tri n không ngừng và vẫn là hình thức hoạt động phổ biến và quan trọng nhất hiện nay”.
Theo Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [19], “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Một định nghĩa khác về xuất khẩu được đưa ra trong giáo trình Thương mại quốc tế của Feenstra and Taylor (2010) [76] đó là ”Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau. Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác”.
Khái niệm xuất khẩu có thể được định nghĩa như sau: xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ (hữu hình hoặc vô hình) cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ đ thanh toán. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Như vậy, xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới thông qua mua bán nhằm khai thác triệt đ lợi thế của quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa (bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình) trong nước. Cho tới khi sản xuất phát tri n và việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc giữa thị trường nội địa và khu chế xuất.
Khái niệm về hàng chế biến:
Theo Cục thống kê của Cộng đồng Châu Âu (Eurostat), hàng chế biến là hàng hóa được sản xuất chủ yếu bằng cách áp dụng lao động và vốn vào nguyên liệu thô và các đầu vào trung gian khác. Như vậy, hàng chế biến trái ngược với hàng hóa thô, nhưng bao gồm hàng hóa trung gian cũng như hàng hóa cuối cùng. Hàng chế biến bao gồm các mặt hàng như thép, hóa chất, giấy, dệt may, máy móc, quần áo, xe cộ,…
Phương pháp phân loại tiêu chuẩn thương mại quốc tế, bản sửa đổi lần thứ 3 (SITC – Rev. 3) chia hàng chế biến thành 4 nhóm:
• SITC 5: Hóa chất và sản phẩm liên quan.
• SITC 6: Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (trừ mặt hàng 667 và 68)
• SITC 7: Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng.
• SITC 8: Hàng chế biến khác.
Do vậy, hàng chế biến được hi u là những mặt hàng được chế tạo từ nguyên liệu thô với quy mô lớn sử dụng máy móc.
Khái niệm về công nghiệp chế biến, chế tạo:
Chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, đ tạo ra sản phẩm mới, mặc dù nó không th được sử dụng như tiêu chí hoàn toàn duy nhất đ định nghĩa chế biến. Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hoá thường được xem xét là hoạt động chế biến.
Theo một số tài liệu quốc tế khác, công nghiệp chế biến, chế tạo là tổng th khu vực công nghiệp trừ các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng và những ngành cung ứng tiện ích sinh hoạt cho xã hội thuộc mã ngành 3 trong cảng mã ngành công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vì vậy, có thể định nghĩa về công nghiệp chế biến, chế tạo đó là hoạt động làm thay đổi về chất của các nguyên liệu nguyên thủy (là những sản phẩm có được từ việc khai thác) thành các sản phẩm trung gian và tiếp tục biến đổi, chế biến thành sản phẩm cuối cùng.
Để lại một bình luận