Môi trường kinh tế vĩ mô
Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đến xuất khẩu đã được nghiên cứu khá nhiều trong các công trình nghiên cứu. Trong những nghiên cứu này, các tác giả sử dụng mô hình của Goldstein và Khan (1985) để phân tích tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đối với xuất khẩu như Bayoumi và cộng sự (2011). Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và do đó có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng cạnh tranh tổng thể của một quốc gia. Chính phủ không thể cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả nếu phải trả lãi cao cho các khoản nợ trong quá khứ. Các doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả khi tỷ lệ lạm phát vượt quá tầm kiểm soát. Như vậy, nền kinh tế không thể phát triển một cách bền vững trừ khi môi trường vĩ mô ổn định. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều cần thiết để hoạt động xuất khẩu tốt hơn (Sertic, M. B. và cộng sự, 2015).
Các quốc gia thành công trong xuất khẩu do họ chiếm lĩnh được các thị trường sử dụng nhiều vốn hoặc có sự khác biệt hoá sản phẩm và có thể ít phải cạnh tranh hơn so với các quốc gia xuất khẩu sang các thị trường mà sản phẩm ở đó sử dụng nhiều lao động. Kết quả là khả năng cạnh tranh của họ ít bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ về tỷ giá hối đoái thực và tương đối phụ thuộc vào nội dung công nghệ của sản phẩm. Điều này có lẽ không đúng đối với các quốc gia xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động phổ thông mà mức độ thay thế cao và nhu cầu về sản phẩm này rất hay thay đổi và phụ thuộc nhiều vào giá cả.
Lãi suất thực, một nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến các quốc gia thành công trong xuất khẩu. Khi lãi suất tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng tiêu cực về khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Do vậy, về mặt lý luận, một quốc gia có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển. Trong đề tài này, môi trường kinh tế vĩ mô được giả định có ảnh hưởng tích cực đến thương mại.
Tự do hoá thương mại
Chính sách thương mại bao gồm thuế quan và hàng rào phi thuế quan có ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại quốc tế. Các quốc gia càng nới lỏng chính sách thương mại thì thương mại của các quốc gia đó càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại, các quốc gia càng thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch thì thương mại của những quốc gia đó càng bị hạn chế. Một số nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa tự do hóa thương mại và xuất khẩu, tự do hóa thương mại làm tăng trưởng xuất khẩu (Santos-Paulino và Thirlwall, 2004; Kassim, 2013 ).
Trên thực tế, các nhà kinh tế đã sử dụng chỉ số tự do thương mại (trade freedom) để đo lường mức độ tác động của chính sách thương mại đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Điểm tự do thương mại dựa trên hai đầu vào: Thuế suất bình quân gia quyền thương mại và rào cản phi thuế quan (NTBs). Như vậy, xét về mặt lý thuyết, các quốc gia càng nới lỏng chính sách thương mại sẽ có xu hướng trao đổi thương mại nhiều hơn.
Rào cản kỹ thuật
Trong thương mại quốc tế, rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TB T) là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc/và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật).
về nguyên tắc, sử dụng các biện pháp kỹ thuật là cần thiết và hợp lý để bảo vệ những lợi ích quan trọng của quốc gia như vấn đề về sức khoẻ, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của nước mình và hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Tuy vậy, thực tế thấy rằng, các biện pháp kỹ thuật được sử dụng có thể là những cản trở tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế vì chúng có thể được áp dụng để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước, dẫn đến việc thâm nhập hàng hoá từ nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu là rất khó. Các loại TB T bao gồm:
– Tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt và phức tạp: Các nước phát triển quy định tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt đối với nhiều loại hàng hóa. Chẳng hạn như tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh, tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp và tiêu chuẩn nông nghiệp. Các tiêu chuẩn này không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau, tức là các sản phẩm có thể phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của một quốc gia nhưng có th không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia khác.
– Các luật và quy định kỹ thuật: Các văn bản có chế tài hợp pháp bao gồm pháp luật, nghị định hoặc các quy định hành chính được ban hành và do các cơ quan quyền lực thực hiện. Một số nước đưa ra nhiều quy tắc kỹ thuật phức tạp để hạn chế nhập khẩu thành phẩm. Như vậy, hoạt động xuất khẩu một sản phẩm có liên quan đến các quy định bắt buộc của các nước nhập khẩu.
– Các quy định về quản lý bao bì và nhãn sản phẩm: Một số quốc gia đưa ra các quy định nghiêm ngặt về đóng gói và nhãn sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm phải phù hợp với các quy định này, nếu không họ sẽ bị cấm nhập khẩu hoặc bán tại thị trường nước nhập khẩu. Các quy định bao gồm nguyên vật liệu, đặc điểm kỹ thuật, từ ngữ, hình ảnh hoặc mã của bao bì sản phẩm. Một số vật liệu đóng gói phải được nhà xuất khẩu xác nhận đã khử trùng, nếu không sản phẩm không thể được sử dụng hoặc nhập khẩu.
– Quy trình kiểm tra: Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, để thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, nhiều nước phát tri ển áp dụng các biện pháp bảo vệ bí mật khác nhau, trong đó thủ tục ki m tra là một rào cản thương mại quan trọng. Các loại thủ tục kiểm tra bao gồm: tăng cường kiểm tra các mặt hàng, công nghệ kiểm tra phức tạp hơn, nhu cầu về độ chính xác thông số tăng lên, công cụ ki m tra, phương pháp ki m tra, môi trường kiểm tra và kỹ thuật viên kiểm tra. Ví dụ như EU yêu cầu kiểm tra liệu các sản phẩm dệt nhập khẩu có kim loại nặng, thuốc trừ sâu và pentachlorophenol hay không, điều này đã trở thành rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển.
– Tiêu chuẩn môi trường và sinh thái: Năm 1996, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã ban hành tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 về Hệ thống Quản lý Môi trường, nhưng ngoài tiêu chuẩn chung thì nhiều quốc gia đã đưa ra các tiêu chuẩn của riêng mình theo điều kiện riêng của họ. Điều này đã làm cho những rào cản trở nên khốc liệt hơn đối với thương mại quốc tế. Để bảo vệ môi trường, các nước phát triển quy định các quy tắc kỹ thuật khắt khe, nghiêm ngặt một cách hợp pháp tạo ra rào cản kỹ thuật xanh ngăn chặn sự xâm nhập của các sản phẩm nước ngoài vào thị trường trong nước.
Nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các tiêu chuẩn TBT bằng cách so sánh các tiêu chuẩn được áp dụng tại các thị trường xuất khẩu khác nhau đối với các sản phẩm cụ thể. TBT có ảnh hưởng tốt đến công nghiệp xuất khẩu nhưng xét về tổng thể , tác động của nó là tiêu cực cho xuất khẩu nông nghiệp (Sithamaparam và Devadason, 2011). TBT có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kinh tế quốc tế. Những ảnh hưởng tích cực là do sự phát triển kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng các sản phẩm được cải tiến khi các tổ chức kiểm tra tăng tiêu chuẩn lên, do đó tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu. Tác động tiêu cực là chi phí tuân thủ của TBT cao dẫn đến chi phí xuất khẩu gia tăng và nó làm suy yếu cạnh tranh quốc tế (Jiang, 2008) [100]. Các hiệu ứng khác nhau của TBT tùy thuộc vào trình độ phát tri ển kinh tế của quốc gia. Biện pháp TBT của các quốc gia phát tri ển làm giảm đáng kể khả năng xuất khẩu của các nước đang phát triển khác, nhưng lại làm tăng lượng xuất khẩu của các quốc gia đó (Bao và Qiu, 2012).
Như vậy, xét về mặt lý thuyết, rào cản kỹ thuật có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với xuẩu của một quốc gia. Trong đề tài này, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại được giả định là có tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường EU.
Để lại một bình luận