Cơ cấu tổ chức của EU
EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. EU đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “siêu quốc gia” để điều hành, giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm 5 cơ quan chính:
– Hội đồng châu Âu: bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu, có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như một diễn đàn chính trị.
– Hội đồng Bộ trưởng: bao gồm B ộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính chất bắt buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên chính phủ. Mặc dù, cơ cấu tổ chức phức tạp nhưng Hội đồng B ộ trưởng vẫn được xem là một trong các thể chế chính trị chính thức của Liên minh châu Âu.
– Uỷ ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU. Uỷ ban châu Âu hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp
dụng và giám sát việc tri en khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung đe thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. Các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
– Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU. Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng B ộ trưởng ban hành luật pháp, giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng B ộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh.
– Tòa án Công lý Liên minh châu Âu: Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. B ao gồm hai tòa án chính, đó là “Tòa sơ thẩm châu Âu” và “Tòa án Công lý Châu Âu”.
Đặc điểm của thị trường Liên minh châu Âu
EU là một thực thể chính trị, kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. Có thể nói, với sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, EU là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng. Các nước thành viên EU áp dụng thuế suất và chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá chung. Tuy nhiên, mỗi nước lại có những đặc điểm riêng biệt về vị trí địa lý, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, tốc độ tăng trưởng thương mại với Việt Nam. Ví dụ: Bỉ là nơi tập trung các cơ sở vận tải, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và cảng biển quan trọng của châu Âu; Bungari cũng có vị trí địa lý thuận lợi với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt phát triển, là điểm quá cảnh cho hàng hoá thâm nhập vào thị trường các nước châu Âu; các nước Phần Lan, Thụy Điển có mức sống cao và nhu cầu nhập khẩu, tiêu thụ hàng tiêu dùng, thuỷ hải sản, rau quả ngày càng tăng…
– Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng: EU là một thị trường rộng lớn. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do di chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó, có the thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về mọi mặt hàng. Tuy nhiên hàng hoá được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo được đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã vệ sinh an toàn cao. Trên thực tế, có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italia, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch, Đức đón nhận. Tuy có những khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia thành viên trong EU nhưng tất cả các quốc gia thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, B ắc Âu, Đông Âu nên thường có những đặc đi ểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát tri ển kinh tế, xã hội, văn hoá của các nước thành viên khá đồng đều nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, mặc dù những sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.
– Về kênh phân phoi của Liên minh châu Âu: Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng như hệ thống kênh phân phối của một quốc gia gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, hệ thống kênh phân phối này rất phức tạp với sự tham gia của nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập…, trong đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này thường phát triển theo mô hình chiều ngang gồm ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửa hàng. Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ, từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. B ởi vậy, họ luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giữ uy tín đối với mạng lưới bán lẻ.
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của hệ thống khác. Kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.
Thông thường, các siêu thị hoặc công ty bán lẻ độc lập trên thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thường thông qua các trung tâm thu mua lớn của EU.
– Các biện pháp bảo vệ người tiều dùng của EU
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Đ ể đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngoài ra EU còn đưa ra các chỉ thị kiểm soát từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.
Để lại một bình luận